Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Đường 2 Tháng 9, Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng (Xem bản đồ)
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng - là nơi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa cổ xưa. Bảo tàng nằm trong danh sách các điểm đến tham quan mang tính lịch sử có giá trị văn hóa - nghệ thuật cao của khách du lịch khi đến với Đà Nẵng.

1. Giới Thiệu bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm còn được gọi là Cổ viện Chàm và cùng có tên gọi đầy đủ là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Pa. Nếu có cơ hội thì bạn nên đến đây một lần để được mở mang vốn kiến thức mà khó có thể tìm thấy trong bất kì một cuốn sách nào.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

2. Bảo tàng điêu khắc Chăm ở đâu?

Tọa lạc tại ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là vị trí rất thuận lợi và dễ dàng để du khách tìm đến tham quan. Hơn thế nữa, bảo tàng cũng nằm đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng nên càng thuận tiện cho việc tìm kiếm đường đi. 

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1919 sau 5 năm xây dựng và đây là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất hiện nay. Với diện tổng diện tích thực tế của khu bảo tàng lên đến 6673m2 trong đó có 2.000m2 là diện tích để trưng bày các di vật cổ. Ngoài ra, bảo tàng Chăm Đà Nẵng còn có khu vực tranh ảnh, tài liệu về nền văn hóa Chăm và các nền văn hóa khác nữa. Đến đây, du khách có cơ hội khám phá về vương quốc Chăm Pa hưng thịnh cổ xưa với những giá trị văn hóa lịch sử và tinh hoa nghệ thuật điêu khắc Chăm độc đáo.

Ảnh: TTXVN.

Xem thêm: 7 điểm đến hấp dẫn phải check-in khi ở Đà Nẵng

3. Lịch Sử Phát Triển Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

3.1. Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm được xây dựng vào thời gian nào?

Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 đến năm 1919, bởi những người Pháp đam mê ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp. 

Vào cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện một số cuộc khảo cổ quy mô lớn về văn hóa Chăm Pa đã được tiến hành bởi người Pháp yêu ngành khảo cổ học và những người làm việc cho Viện Viễn Đông Bác cổ. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy và ý tưởng xây dựng một bảo tàng để lưu giữ và bảo tồn các cổ vật này đã được nảy sinh.

3.2. Bảo Tàng từ lúc xây dựng tới hiện nay

Và kể từ đó, bảo tàng điêu khắc Chăm được mở rộng thêm lần đầu vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để lưu giữ thêm những cổ vật khai quật trong những năm 1920 và 1930. 

Bảo tàng Chăm đã trải qua đến 3 lần trùng tu, mở rộng xây dựng thêm là vào năm 2002, 2005 và 2016 vừa rồi. Bảo tàng vốn là tâm huyết, công sức và niềm đam mê thu thập cổ vật của các nhà khảo cổ học Pháp và những nhà khảo cổ khác đến từ Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp kết hợp với một số người Việt Nam yêu ngành khảo cổ.

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Nơi lưu giữ di sản Chăm Pa

Ảnh: Sưu tầm Internet.

4. Hướng Dẫn Cách Đi Đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chỉ nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3km về phía Đông, cách về phía Tây tầm 29km. Vì thế, bạn vẫn có thể đi ô tô, xe máy hoặc đón xe buýt để đến đây.

4.1. Đi Đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bằng Ô Tô, Xe Máy

Nếu bạn không phải là một tay lái "lá lụa" thì bạn có thể chọn cách di chuyển đến Bảo Tàng Chăm bằng xe taxi hoặc thuê xe riêng tại Đà Nẵng cho an toàn và thoải mái. Thế nhưng đến với Đà Nẵng, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm cảm giác mát mẻ, thoải mái khi tự tay lái xe máy dọc theo đường biển. Bạn có thể tham khảo lịch trình đi Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm từ Đà NẵngHội An chi tiết như sau:

Lộ trình 1: Khởi hành đi Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm tại Đà Nẵng với quãng đường tầm 2,7km mất khoảng thời gian chỉ khoảng 10 phút với lộ trình như sau: Từ thành phố Đà Nẵng đi về hướng Đông rẽ trái vào đường Duy Tân. Tiếp theo, đi theo lối ra thứ 1 vào Nguyễn Văn Linh tại vòng xuyến. Sau đó rẽ phải vào đường 2 tháng 9 là đã đến bảo tàng Chăm.

Lộ trình 2: Khởi hành đi Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm từ Hội An chạy dọc theo con đường sát biển tươi mát với quãng đường gần 30km mất khoảng 44 phút với lộ trình cụ thể như sau: Đi về hướng Tây lên Cửa Đại rẽ phải tại Cà phê & Bar Eden vào Bà Huyện Thanh Quan - sau đó rẽ phải tại CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN NGHĨA vào Lý Thường Kiệt - tiếp theo vào Lý Thái Tổ - rẽ phải tại Center Homestay vào đường Hai Bà Trưng - Tại The Ocean Estates tiếp tục vào Trường Sa - tiếp tục vào Võ Nguyên Giáp - tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Võ Văn Kiệt - tiếp tục vào Cầu Rồng Đà Nẵng - rẽ phải vào Bạch Đằng - rẽ trái tại Nước mía ngã ba Bạch Đằng vào Lê Hồng Phong - rẽ trái tại Bãi đỗ xe VTV8 vào đường Trần Phú - tiếp tục rẽ trái tại VTV Đà Nẵng vào Nguyễn Văn Linh - cuối cùng rẽ phải vào đường 2 Tháng 9 là điểm cần đến.

Xem thêm: Điểm danh 7 khu check-in sống ảo của giới trẻ Đà Nẵng

4.2. Đi Đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bằng Xe Buýt

Xuất phát từ bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng (Công ty Cổ phần Công nghiệp Quảng An 1) để đón các tuyến xe buýt đi qua nội thành để đến Bảo Tàng Chăm. Một điều lưu ý nhỏ là các tuyến xe buýt ở đây chạy trung bình từ 20 phút đến 30 phút mới có một chuyến và giá vé từ 5.000đ đến 10.000đ cho 1 lượt đi, thế nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ trước để không phải lúng túng khi đi xe buýt nhé. 

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Ngoài ra, nếu bạn đi tham quan bảo tàng theo nhóm gia đình có trẻ nhỏ, bạn có thể lựa chọn cách di chuyển hiệu quả và an toàn hơn như có tài xế chất lượng, bạn có thể vi vu trong trung tâm thành phố lẫn các địa điểm tham quan nổi tiếng khác ở Đà Nẵng mà không lo ngại về đường xá hoặc thời gian di chuyển.

Giá Vé Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng Tham Khảo

  • Giá vé vào cổng tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là 60.000VNĐ/người/01 lượt tham quan.
  • Địa chỉ: số 02, đường 2 Tháng 9, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
  • Giờ tham quan: Từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày

Áp dụng phục vụ từ 05 người trở lên bằng ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp cho những đoàn nhu cầu nghe thuyết minh về các mẫu vật trưng bày ở nơi đây.

Xem thêm: Top 10 khách sạn Đà Nẵng view biển đẹp như mơ

5. Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà nẵng có gì chơi?

Cùng tìm hiểu xem Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có gì chơi mà thu hút đông đảo lượng khách du lịch ở khắp nơi trên đất nước và quốc tế như vậy nhé!

5.1. Tham Quan Kiến Trúc Đặc Sắc Của Bảo Tàng Chăm

Có thể bạn chưa biết, Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò và những đóng góp của đáng kể của Bảo tàng Điêu khắc này trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Không chỉ hấp dẫn bởi nét độc đáo về mặt kiến trúc xây dựng tổng thề bên ngoài, mà còn nhờ vào sự đa dạng của các cổ vật được trưng bày nơi đây.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Phong cách kiến trúc của bảo tàng được thế kế theo lối kiến trúc Gothic nổi tiếng bởi hai nhà kiến trúc sư người Pháp tạo nên. Điểm nổi bật của khu nhà chính là các mái hình vòng cung có đầu nhọn giúp bảo tàng nổi bật giữa lồng thành phố, cộng thêm các phòng rộng có nhiều cửa sổ cho ánh sáng mặt trời chiếu vào khắp không gian,... tất cả đều mang đậm văn hóa Pháp vẹn nguyên như thuở ban đầu được bảo tồn kỹ lưỡng cho đến ngày hôm nay.

Khi đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí cổ xưa với những bức tường vàng nhuốm màu rêu phong qua năm tháng kết hợp với màu xanh tự nhiên của cây cối xung quanh, điểm nhấn với sắc trắng tinh khôi của dàn hoa sứ lan tỏa hương thơm dịu nhẹ khắp các ngóc ngách tạo nên một không gian gần gũi mà thân quen.

Cũng nhờ vào lối kiến trúc lắp nhiều cửa sổ nên hầu như các khu trưng bày của bảo tàng đều được chiếu sáng tự nhiên. Rất nhiều đoàn tham quan thích đến đây để tản bộ ngắm nhìn cận cảnh các cổ vật trong bảo tàng, tìm hiểu về những hiện vật đầy bí ẩn hoặc chụp những bức hình đầy ấn tượng mang về làm kỷ niệm. Ngoài việc sở hữu không gian kiến trúc đẹp và độc đáo trên, bảo tàng còn có hệ thống cổ vật đa dạng và mang nhiều giá trị quý giá.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

5.2. Nghe Thuyết Trình Về Ý Lịch Sử Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

Các cổ vật được phân chia thành các phòng trưng bày khác nhau tùy thuộc vào khu vực nó được khai quật như Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn... giúp thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu. Hiện nay, bảo tàng đang cất giữ và trưng bày hơn 2.000 cổ vật văn hóa triều đại Chăm, tuy nhiên chỉ được trưng bày khoảng 500 cổ vật, số còn lại đều được lưu trữ trong kho. Có 3 cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát Tara.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Hầu như phần lớn các cổ vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm này đều được làm từ đất sét nung, đồng và sa thạch. Điểm đáng chú ý nhất đó chính là các hoa văn, họa tiết chạm rất tinh tế và mang đậm nét đặc trưng riêng của dân tộc Chăm. Trong đó, những cổ vật có phong cách nổi bật nhất ở bảo tàng đó chính là tượng thần Shiva múa, phù điêu Yaksa và Krishna, đài thờ Linga-Yoni, tượng thần rắn Naga, vũ nữ Trà Kiệu và tượng thần hạnh phúc Laksmi... Ngoài ra, phía sau bảo tàng là phòng trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm Pa và một số công trình kiến trúc đặc sắc khác của Đông Nam Á. Nhờ vào các cổ vật điêu khắc này các du khách tham quan có thể hiểu thêm nhiều điều thú vị về nền văn hóa Chăm Pa đặc sắc, am hiểu nhiều hơn về lịch sử của một quốc gia Chăm Pa đã từng thịnh vượng.

6. Cần Lưu Ý gì Khi Tham Quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng?

  • Bảo tàng sẽ dừng nhận đoàn đăng ký thuyết trình tại quầy trước 10:00 sáng và trước 16:00 chiều để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc thuyết minh theo đúng lộ trình
  • Các đoàn có hướng dẫn viên đi cùng hoặc có yêu cầu hướng dẫn bằng tiếng Anh và Pháp liên hệ trước ít nhất 03 ngày.
  • Các trường hợp miễn phí, giảm thu phí vui lòng liên hệ bảo tàng để được thông tin chi tiết.
  • Nên đi theo tour có kèm hướng dẫn viên, để được giới thiệu cho tiết về bảo tàng và bạn sẽ biết thêm được rất nhiều điều thú vị mà có thể không tìm thấy trong sách vở. 

Khi đến với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, ngoài việc khám phá vẻ đẹp nơi đây thì bạn cũng đừng quên lựa chọn cho mình một chỗ nghỉ phù hợp để có tận hưởng cảm giác thư thái và thuận tiện cho việc đi lại nhé. Dưới đây là một số gợi ý về khách sạn Đà Nẵng dựa trên những đánh giá chân thực của các khách hàng đã đặt phòng tại Vietgoing để bạn tham khảo:

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một phương án trải nghiệm cũng vô cùng thú vị là đi tour Đà Nẵng cùng hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu về Đà Nẵng, Vietgoing xin gửi bạn một số tour với lịch trình hấp dẫn mà các khách hàng đã lựa chọn đặt rất nhiều trong thời gian qua để bạn tham khảo nhé:

Mong rằng những thông tin thú vị về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa được tổng hợp bên trên sẽ giúp bạn có thêm một điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn mới.

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi: Vietgoing.

Khách sạn ở gần Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Xem tất cả)

Vanda Hotel Đà Nẵng

Khách sạn - Gần trung tâm
Bình Hiên, Hải Châu
Cách đây 110m

Cozy Đà Nẵng Boutique Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Phước Ninh, Hải Châu
Cách đây 220m

Miễn phí bữa sáng1,035,000₫

Phú An Hotel Đà Nẵng

Khách sạn - Gần trung tâm
Bình Hiên, Hải Châu
Cách đây 350m

Mitisa Hotel Đà Nẵng

Khách sạn - Gần trung tâm
Bình Hiên, Hải Châu
Cách đây 350m

Miễn phí bữa sáng805,000₫

Val Soleil Hotel Đà Nẵng

Khách sạn - Gần trung tâm
Phước Ninh, Hải Châu
Cách đây 450m

Fivitel Boutique Đà Nẵng

Khách sạn - Gần trung tâm
Phước Ninh, Hải Châu
Cách đây 510m

Miễn phí bữa sáng800,000₫

Pariat River Front Hotel Đà Nẵng

Khách sạn
Phước Ninh, Hải Châu
Cách đây 530m

Miễn phí bữa sáng700,000₫

Wink Hotel Đà Nẵng Centre

Khách sạn - Gần trung tâm
Phước Ninh, Hải Châu
Cách đây 540m

Các tour du lịch đi Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Xem tất cả

Điểm du lịch gần Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Cầu Rồng Đà Nẵng

Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Cách đây 400m

Cầu Tình Yêu Đà Nẵng

Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Cách đây 440m

Tượng Cá Chép Hóa Rồng

Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Cách đây 440m

Chợ Hàn

Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Cách đây 530m

Bài viết liên quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

1. Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng có tọa lạc tại phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu), phía Nam đài tưởng niệm, mặt tiền hướng ra đường 2/9 với các khu đa chức năng bao gồm: khu vui chơi, giải trí, công viên, các phòng học, phòng tập thể thao, khu sân vườn,… bố trí không gian mới lạ cả trong và ngoài cung văn hóa. Mới được đưa vào hoạt động vào khoảng tháng 8/2016 tuy nhiên đây được xem là điểm săn hình được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích. Ra vào miễn phí, thiết kế của cung thiếu nhi với họa tiết trang trí độc đáo, tại đây...

Điểm danh 7 khu check-in sống ảo của giới trẻ Đà Nẵng

Hơn 1 tháng nay, TP. Đà Nẵng mở cửa nhiều điểm du lịch, đón khách nội địa tham quan trở lại. Theo ghi nhận ngày 25/11, tại các địa điểm du lịch như bảo tàng Chăm, bảo tàng Đà Nẵng, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, cầu Tình Yêu…dù đã mở lại từ lâu và miễn phí vé tham quan cho du khách nhưng không khí vắng lặng, đìu hiu. Tại bảo tàng Đà Nẵng, trong buổi sáng chỉ có lác đác vài du khách địa phương đến tham quan. Hơn 1 tháng mở cửa, có khoảng 300 khách đến bảo tàng tham quan, trong đó chủ yếu là khách trong thành phố. Tại khu vực cầu Tình Yêu trướ...

Cảnh đìu hiu ở các khu du lịch Đà Nẵng sau hơn 1 tháng mở cửa

Hơn một tháng mở cửa trở lại, các điểm du lịch ở Đà Nẵng vẫn trong tình trạng thưa thớt người dân và du khách "check in" Bán đồ lưu niệm tại Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ, bà Lương Thị Mai (sinh năm 1968, ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) lại thấy nơi đây vắng vẻ đến vậy. Mỗi ngày, bà Mai nhẩm đếm chỉ có một vài người ghé đến đây tham quan. Kinh tế gia đình phụ thuộc phần lớn vào việc bán hàng lưu niệm tại đây, khi dịch bệnh bùng phát, khách nội địa cũng như khách quốc tế "vắng bóng" cuộc sống của bà gặp khô...

Du lịch Đà Nẵng vẫn vắng bóng khách sau một tháng hoạt động lại

Sáng 1/1, Hà Giang, Huế, Quảng Bình, TP HCM... đón những đoàn khách đầu tiên trong năm mới. UBND tỉnh Hà Giang đón những vị khách du lịch đầu tiên tại khách sạn Yên Biên Luxury. Đoàn gồm 20 người, nhiều trong đó là blogger du lịch, youtuber và người nổi tiếng trên mạng xã hội. Họ sẽ là cầu nối, quảng bá du lịch Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước. Theo lịch trình, đoàn lưu trú 3 ngày, trải nghiệm 4 huyện, trong đó nhiều điểm đến nổi tiếng như phố cổ Đồng Văn, hẻm Tu Sản, cột cờ Lũng Cú... Tỉnh sẽ phát trực tiếp trải nghiệm của đoàn trên các nền tản...

Nhiều tỉnh, thành đón khách xông đất năm 2022

Tiếng chuông và việc bắn pháo hoa được coi là để tiễn những cái xui xẻo, đón cái mới may mắn. Do tình hình dịch bệnh căng thẳng, người dân và khách du lịch khắp thế giới không thể tham gia những sự kiện đón năm mới 2022 ngoài trời như bình thường. Tuy nhiên, một điều không thay đổi bất chấp Covid-19 chính là tiếng chuông vang lên từ các nhà thờ trên khắp thế giới vào thời khắc chuyển giao năm mới và cũ. Tại sao nhà thờ lại gióng chuông vào đêm giao thừa? Người phương Tây có cụm từ "to ring out the old and ring in the new", nghĩa là rung chuông để tiễn cá...

Vì sao gióng chuông, bắn pháo hoa vào giao thừa?
  • Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng