Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam của vùng đồng bằng sông Hồng, giáp với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình ở phía bắc, Ninh Bình ở phía tây và Biển Đông ở phía đông. Nam Định có bờ biển hoang sơ dài và 4 con sông lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế ngư nghiệp và du lịch thủy sản. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp mộc mạc của cảnh quan nông thôn và khám phá nền văn hóa và lịch sử phong phú của người dân địa phương. Một số điểm đến nổi bật của Nam Định là Đền Trần, Nhà thờ Hải Hậu, Nhà thờ Nam Định, Bãi biển Quất Lâm,...
Là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển đến sân bay, cảng biển: Cách sân bay Nội Bài 130km, thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 30 phút; cách cảng Hải Phòng 100 km với thời gian di chuyển hơn 1 giờ.
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 - 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 30°C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 - 1.800 mm, thời điểm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, thời điểm ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 - 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%.
Chỉ cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 100km, Nam Định nằm trong vùng lõi của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Những phong tục tập quán, những nét sinh hoạt văn hóa nơi đây cho đến nay vẫn mang đậm nét đặc trưng của một miền quê Bắc Bộ trù phú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa, hơn 400 nhà thờ Thiên Chúa giáo, hơn 90 làng nghề truyền thống và hơn 100 lễ hội truyền thống. Trước kia, nhiều người tìm đến Nam Định chủ yếu để trải nghiệm du lịch tâm linh. Nhưng gần đây, du khách đến với vùng đất này còn được trải nghiệm nhiều hơn thế. Vùng đất Thiên Trường xưa cũng là nơi hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian từ ca múa, điêu khắc, nhất là các tích, trò diễn xướng… Với những giá trị đặc sắc văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, Nam Định có tiền đề thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch từ vật thể đến phi vật thể.
Khu di tích Đền Trần được xây dựng từ năm 1695. Đền Trần Nam Định là nơi thờ phụng 14 vị vua, gia quyến của họ và các vị quan có công phù tá của thời nhà Trần. Tại Đền Trần Nam Định mỗi năm tổ chức 2 lễ hội lớn là Hội Đền Trần thường diễn từ 15-20 tháng 8 âm lịch hàng năm và Lễ khai xuân đầu xuân diễn ra từ ngày 14-15 tháng 1 âm lịch.
Nhà thờ Hưng Nghĩa ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được xây dựng từ năm 1927. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam mang nét kiến trúc Golic của Tây Ban Nha và Pháp cổ kính. Đây là địa check-in không thể bỏ qua của du khách khu du lịch Nam Định. Đứng từ xa nhà thờ Hưng Nghĩa sở hữu một vẻ đẹp huyền bí như một tòa lâu đài lâu đời ở phương Tây với gam màu xám hút mắt cùng những chi tiết kiến trúc tinh xảo. Nếu bạn là người yêu thích “sống ảo” thì đây chính là một địa điểm lý tưởng để bạn có những bức ảnh nghệ thuật độc đáo.
Bãi biển Thịnh Long nằm ở thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất ở Nam Định. Với đường bờ biển dài 3km, nơi đây là nơi vui chơi giải trí của nhiều du khách tứ phương vào mùa hè hàng năm. Biển Thịnh Long có nước biển trong và mát, bãi cát mịn và rất mát mẻ vì không chịu ảnh hưởng của gió Lào.
Tháng 3 đến tháng 8 hàng năm nếu bạn du lịch Nam Định, thì đừng quên ghé tham quan ruộng muối Bạch Long để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của địa điểm này vào mùa làm muối nhé!
Hồ Vị Xuyên là tên gọi chỉ một hồ nước ngọt nằm ngay phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hồ Vị Xuyên sở hữu một vẻ đẹp thơ mộng và bình yên hơi giống với hồ Hoàn Kiếm dù có kích thước nhỏ hơn. Ven hồ có rất nhiều cây xanh tỏa bóng, xa xa hồ là những đỉnh tháp nhà thờ mang kiến trúc phương Tây cổ điển, tổng thể tạo nên một khung cảnh vừa mang nét trầm lắng của một tỉnh thành Bắc Bộ, vừa mang một chút hơi hướng của khung cảnh phương Tây.
Tháp Phổ Minh là tòa tháp được xây dựng vào năm 1305, tọa lạc tại xã Lộc Vượng, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Đây là một trong những ngôi tháp cổ nhất Việt Nam với kiến trúc bao gồm 14 tầng, cao đến 20m.
Cửa sông Ba Lạt là nơi dòng sông Hồng đi qua trong hành trình tiến ra biển Đông. Cửa sông này thuộc địa phần của xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cửa Ba Lạt là nơi ẩn chứa nhiều câu chuyện tương truyền kì bí, cũng là sở hữu một vẻ đẹp thơ mộng của đất nước.
Phố cổ Nam Định hay còn gọi là phố cổ Thành Nam. Khi xưa, con phố nằm cạnh bên bờ sông Vị Hoàng (ngày nay có tên là sông Nam Định hoặc sông Đào). Khu phố cổ này tính đến nay đã tồn tại hơn 800 năm với 40 khu phố nhỏ mang những cái tên dân dã như Hàng Mâm, Hàng Ghế,...
Bảo tàng Dệt Nam Định nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nam Định. Nơi đây được xây dựng theo nét kiến trúc nhà cổ truyền thống, thuộc công ty cổ phần nhà máy Dệt Nam Định. Nơi đây là nơi lưu giữ lại những hiện vật, những giá trị truyền thống của ngành dệt may thời xa xưa.
Bảo tàng Đồng Quê là nơi tái hiện đầy đủ hình ảnh của làng quê Bắc bộ xưa kia. Khuôn viên bảo tàng nằm trên diện tích đất rộng đến 6.000m2 với 3 khu vực chính gồm: khu trưng bày ngoài trời; khu trưng bày trong nhà; khu văn hóa ẩm thực đồng quê. Đây được coi như địa chỉ đỏ giáo dục thế hệ trẻ yêu nguồn cội và tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Đây là khu rừng ngập mặt đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế RAMSAR. Vườn quốc gia Xuân Thủyđược ví như “sân ga” của nhiều loài chim quý hiếm như: rẽ mỏ thìa, choắt chân màng lớn, cò thìa, cò trắng Trung Quốc, choắt mỏ vàng, bồ nông, mòng bể mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ...Vườn quốc gia Giao Thủy diện tích lên đến 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha trong đó có 3.000 ha rừng ngập mặn. Hệ động vật nơi đây nổi bật với gần 220 loài chim. Vườn quốc gia này cũng có nhiều loại thủy sinh có giá trị rất cao như rong câu chỉ vàng.
Một trong những Vương Cung Thánh Đường hiếm có và nổi bật nhất ở Việt Nam, sở hữu lối kiến trúc Gothich hoành tráng khiến ai cũng phải trầm trồ.
Giống như bao tỉnh Bắc bộ khác, khí hậu ở Nam Định gồm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa, cảnh sắc nơi đây sẽ khoác lên mình một tấm áo mới. Nhưng đừng quên theo dõi sát dự báo thời tiết để đảm bảo có một chuyến đi thú vị bạn nhé!
Mộ số thời điểm diễn ra những lễ hội quan trọng:
Từ Hà Nội, du khách dễ dàng đến Nam Định bằng đường bộ và sắt. Mỗi ngày có 3 - 4 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội, đi qua Nam Định. Nếu chọn đường bộ, có thể đi xe khách, ôtô cá nhân, taxi hoặc xe máy. Quãng đi bằng phẳng, dễ di chuyển. Thời gian tới nơi khoảng 2 - 2.5 tiếng. Nam Định chưa có sân bay dân dụng, du khách ở những địa phương xa hơn có thể bay tới Hà Nội rồi di chuyển đến Nam Định bằng những cách trên.
Du khách nào khi tới Nam Định đều không quên ghé ăn Phở bò Nam Định. Nếu Phở Bò Hà Nội hấp dẫn bởi bát phở nhìn đầy đủ nguyên liệu thì Phở bò Nam Định hấp dẫn bởi cách chế biến nước phở và thịt bò. Nói về công thức gia truyền nấu món phở Bò Nam Định thì không có một công thức nào chung cả, bởi vì Phở Bò được nấu theo công thức riêng của từng gia đình nhưng sức hấp dẫn thu hút du khách “dễ nghiện” món này chính là bánh phở sợi nhỏ và mềm, không bị nhão kết hợp với nước dùng có chút béo thơm ngậy, có hương vị đậm đà, thanh thanh. Mà nước dùng là một trong những yếu tố thành công để Phở bò Nam Định có chất riêng của mình. Cùng với đó là những miếng thịt bò mềm, ngọt vị thịt thật khiến du khách muốn ăn tiếp mà không muốn về.
Món đặc sản Nam Định mà chắc chắn du khách nào tới đây cũng sẽ mua về làm quà - Món nem nắm Giao Thủy. Đây là món ăn lâu đời của người dân Thành Nam gắn bó với cuộc sống con người Nam Định tới bây giờ. Nguyên liệu để làm món nem này không hề đơn giản. Được làm từ bì thịt heo rắn chắc, miếng bì cũng phải được làm sạch sẽ, cạo sạch lông. Sau đó được thái thủ công trộn đều với gia vị mang đến hương vị đậm đà. Những sợi nem thính bé li ti được cuộn tròn trong lá sung trông thật hấp dẫn. Du khách chỉ cần cuốn chút nem vào lá sung thêm một chút rau thơm, nhất là rau Đinh Lăng không được bỏ qua và chấm với chén nước mắm thơm ngon, đậm đà. Chỉ cần nếm thử chút thôi đã cảm nhận ngay được vị thơm béo, ngậy của nem Mắm, vị bùi, hơi chát của lá đinh lăng sẽ làm du khách không thể cưỡng lại được mà chỉ muốn ăn thêm nữa.
Bún là món ăn không còn gì xa lạ với du khách. Có nhiều món ăn như: Bún riêu cua, bún bò Huế, Bún cá Nam Định. Nhưng khi nhắc đến Bún Đũa Thành Nam thì du khách lại thấy làm lạ vì tên món ăn này. Bún Đũa Thành Nam chỉ có ở Nam Định. Khi nhắc đến tên món ăn này thì du khách sẽ tưởng tượng ra ngay bún to giống hình cái đũa. Thật không sai khi món ăn này khác biệt với những món bún khác. Sợi bún Thành Nam to bằng đầu đũa, trắng, mềm nhưng không nhũn mà rất chắc sợi.
Xôi xíu khi được nhắc đến là cái tên rất lạ với du khách khi đặt chân đến Nam Định. Xôi xíu gồm xôi trắng ăn kèm với thịt xá xíu mềm ngon, nóng hổi và lạp xưởng hòa quyện với thứ nước sốt sột sệt thơm ngon mà không thể lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Du khách chỉ cần trộn đều bát xôi sẽ không thôi suýt xoa hương vị ngon tuyệt. Dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi ngọt của lạp xưởng và thịt xá xíu cộng thêm vị cay cay, đậm đà của nước sốt.
Món ăn đặc sản Bánh cuốn Làng Kênh là món ngon lâu đời của người dân Nam Định. Du khách sẽ dễ thu hút không chỉ bởi mùi thơm của bánh cuốn nóng hổi mà dễ dàng bị quyến rũ bởi cách làm bánh cuốn lâu đời này. Món bánh cuốn hấp dẫn ở màu trắng trong của bánh. Gắp từng miếng bánh trắng mịn, rất mỏng lên miệng, rắc một chút nhân thịt, hành phi thơm cuộn tròn đều rồi cho lên đĩa. Du khách chỉ cần thử những miếng đầu tiên ăn kèm với nước chấm thơm vị chua ngọt, cay cay vị ớt, bạn sẽ cảm nhận được hương vị truyền thống của bánh cuốn làng Kênh.
Nhắc đến bánh Gai là nhắc đến nơi sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt này. Đây chính là đặc sản nổi bật của vùng đất Thành Nam, Nam Định. Với nhân bánh là sự tổng hợp những món quà của lúa non hòa quyện với nhau: Từ đỗ xanh, lạc, sen, dừa và thịt mỡ. Những nguyên liệu này đã tạo nên một mùi vị khác biệt biệt mùi thơm của gạo, ngọt của sen và dừa.
Cá nướng úp chậu là món ăn truyền thống mà cứ vào dịp Tết đến, gia đình nào ở Nam Định cũng có món ăn này trong mâm cơm của mình. Món ăn đặc sản này không chỉ vì đặc biệt từ cái tên nghe rất lạ mà còn đặc biệt trong cả cách chế biến món ăn này nữa. Cá sau khi được làm sạch, tẩm ướp gia vị sẽ được cho vào trong một chiếc chậu nhôm, bên dưới lót một lớp rơm và lá chuối bao xung quanh là gạch. Sau đó đốt xung quanh thành chậu liên tục trong thời gian 30 phút và phủ kín lên mặt chậu bằng một lớp trấu dày, đốt thêm trong vòng 4 - 5 tiếng đồng hồ.
Xíu páo là loại bánh có vỏ mỏng như bánh trung thu nướng nhưng mềm và thơm hơn. Được nhào nặn rất tỉ mỉ và cẩn thận từ bột mì. Nhân xíu báo gồm có thịt xá xíu, trứng, bột mì, chút mỡ heo và một số gia vị đặc trưng của người Nam Định. Du khách chỉ cần thấy những người đầu bếp ướp thịt lợn với tỏi, ngũ vị hương, một chút ít dầu hòa và cho quết thêm một chút mật ong thơm và khi nướng có màu vàng óng. Khi bánh ra lò, mùi thơm của bánh nướng quyện với mùi thơm của thịt khiến du khách khó có thể cưỡng lại được.
Bánh nhãn cũng là một hương vị đặc sản của người dân Nam Định. Nghe tên bánh nhãn sẽ rất nhiều du khách nghĩ rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn hay long nhãn. Thế nhưng bánh nhãn lại được làm từ loại gạo cái hoa vàng nổi tiếng của Nam Định. Để chế biến được món đặc sản này không phải dễ dàng gì. Từ gạo nếp, trứng gà, đường và mỡ heo qua bàn tay khéo léo của người làm sẽ ra những chiếc bánh tròn trịa, nhỏ xinh giống quả nhãn và có màu vàng óng.
Đặc sản Nam định không chỉ là Phở bò hay bánh gai Nam Định mà du khách ai cũng biết tới mà kẹo sìu châu cũng là một trong những đặc sản lạ mà nhiều du khách khi đến Nam Định chơi đều chưa biết tới. Nói đến kẹo thì bạn cũng dễ dàng tưởng tượng ra ngay được vị ngọt ngào, bùi ngậy và giòn tan không khác gì kẹo lạc. Nguyên liệu của kẹo cũng chỉ có lạc, vừng, mạch nha và đường. Nhưng điều làm nên vị ngon tuyệt vời này chính là bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người thợ làm kẹo lạc. Tất cả nhờ vào sự tinh tế, cân đối nhiệt độ và nguyên liệu sao cho hợp lý không quá ngọt, thanh và có vị riêng đặc trưng của Nam Định.
Kẹo dồi trở thành món ăn thân thuộc với trẻ con cũng như người dân Nam Định. Du khách nào khi nghe cái tên cũng thắc mắc tại sao lại có tên này. Có lẽ bởi vì nhìn kẹo dồi du khách sẽ dễ dàng hình dung giống món dồi mà người miền Bắc rất yêu thích. Nguyên liệu kẹo dồi bao gồm: lạc, đường, mạch nha, vani. Nhưng để làm được kẹo dồi thơm ngon lại không phải là điều đơn giản. Tất cả nhờ vào sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm kẹo. Kẹo có lớp vỏ màu trắng đục bao tròn xung quanh lấy nhân lạc thơm bên trong, đủ để du khách cảm nhận khi ăn không bị quá ngọt.
Chè kho cũng là món ăn đặc sản của Nam Định mà không cần quá nhiều nguyên liệu để làm món ăn này. Nhưng chỉ cần nhắc đến tên món ăn này thôi đã thấy được hương vị của đất trời, con người Nam Định. Được làm bằng những hạt đỗ xanh qua bàn tay khéo léo của người nấu với một lượng vừa đủ để có những đĩa chè không quá ngọt, vừa miệng. Du khách ăn thử một miếng chè mềm mềm, thơm ngon, thanh mát mới thấy được vị đậm đà đặc trưng của con người Nam Định gần gũi.
Cần lưu ý trước tình hình thời tiết để đảm bảo an toàn và có trải nghiệm tốt nhất.
Mua quà lưu niệm khi đi du lịch Nam Định du khách nên tham khảo giá trước để so sánh, tránh tình trạng bị “nói thách”.
Nên tìm đến những địa chỉ chính gốc để thưởng thức các món đặc sản của Nam Định.
Mang theo trang phục phù hợp với thời tiết. Mặc quần áo đơn giản, lịch sự khi đến tham quan những nơi như đình, chùa.
Nên đặt phòng trước khoảng 1 tuần để lịch trình nghỉ ngơi, di chuyển được thuận lợi, suôn sẻ.