Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng), Hà Nam

Liêm Sơn, Huyện Thanh Liêm, Hà Nam (Xem bản đồ)
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng)

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nổi tiếng là chốn bồng lai tiên cảnh với nhiều cổ vật linh thiêng. Chỉ cách Hà Nội 70km, nơi đây thích hợp cho chuyến dã ngoại trong ngày để tận hưởng cảm giác an tĩnh, tiêu dao. Vậy hãy cùng theo chân Vietgoing khám phá nơi đây nhé!

1. Giới thiệu đôi nét về Chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70km, tựa lưng vào núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử.

Chùa Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại Đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này.

Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn Chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa khác biệt so với những ngôi chùa khác.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni - Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa). 

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá chân thiện mỹ. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Mái chùa lợp ngói quen thuộc với người dân Việt tạo điểm nhấn trong kiến trúc (Ảnh: Sưu tầm Internet).

Bỏ túi ngay: Cùng hội bạn thân khám phá vùng đất Hà Nam

2. Chùa Địa Tạng Phi Lai - Những cổ vật triều đại Lý - Trần

Câu chuyện về các cổ vật tìm thấy ở chùa Đùng với nhiều tín hiệu lịch sử thú vị khiến nhà sử học Lê Văn Lan tìm về để khám phá vào một ngày thu. Những vết tích là bia đá và các cổ vật tìm được, ông Lan tin tưởng đây là ngôi chùa cổ có đến cả nghìn năm tuổi và hé lộ thêm nhiều điều đặc biệt về mảnh đất Thanh Liêm.

Theo nhà sử học, mảnh đất này từng được nhắc đến trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi với tên gọi Đọi, Điệp ( tức Điệp Sơn, Đọi Sơn) và được đánh giá là phên dậu phía Nam của kinh đô Thăng Long nhờ địa thế giữa đồng bằng mà đột khởi lên trùng điệp cả dãy núi.

“Chỉ với con mắt quân sự bình thường thôi cũng thấy đây là đất dụng võ, là nơi hội tụ tinh anh của đất trời. Đặc biệt là nơi rất thuận lợi để xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng…”, ông Lan nói.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Các mẫu gạch ngói tìm thấy được ở Địa Tạng Phi Lai Tự gồm: Gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, hình thần chim Garuda, bia đá viền khắc hình công phượng và người Việt xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác.

Sau khi thẩm định, nhà sử học kết luận: “Ở đây, chúng ta đang có 2 bộ phận của linh vật, cổ vật. Đó là những vật thực tế đã sống, đã làm những việc trong lịch sử, trong văn hóa và những vật này là mô hình thu nhỏ từ thời Lý - Trần”.

Với những viên ngói hình mũi hài, ông Lan nhận định đây là vật thật, có chiều dài từ 45 - 50cm thế này sẽ là bộ phận của hệ thống các kiến trúc đồ sộ. Cột, móng của những kiến trúc này phải to, chắc chắn thì mới đỡ được hàng nghìn viên ngói to và nặng vậy. Những viên ngói này có thể giúp các nhà nghiên cứu phục dựng lại những công trình 7 gian, 9 gian với những bước gian mà theo kinh nghiệm ông Lan đào được trong Hoàng Thành Thăng Long phải từ 3 - 3,2m.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

“Thực tế, một hoặc một hệ thống những công trình kiến trúc chắc chắn thuộc văn hóa cung đình với khoa học kỹ thuật đặc trưng ở mức cao nhất trong bước phát triển của dân tộc đã làm được ra nó. Vừa rồi, chúng tôi tìm thấy dấu vết của những tháp 5 tầng, 7 tầng như thế ở Côn Sơn, chỗ ở của cụ Nguyễn Trãi và của tể tướng Trần Nguyên Đán - thế kỷ 14. Những tháp đó có mô hình của tầng cấp, bệ đỡ và những chân tảng thế này.

Những tảng đá chúng tôi đào được thường có kích thước đến 1m, nên đường kính của những cột chồng lên nó phải chừng 80 phân. Dựa vào chân tảng đào được ở chùa Đùng thì có thể tính ra đây là mô hình của tháp với những cột dựng đứng bên trên có độ cao 7 - 8 phân, tức là mô hình của nó rất trung thành với nguyên mẫu.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Ở chân tảng này có hình các cánh sen, chứa đựng tín hiệu để nhận diện niên đại rất rõ ràng: cánh sen có cái mũi nhọn mà hất lên là cánh sen của thời Lý Trần. Nếu mũi cánh sen ngang ra, hoặc hơi chúc cúi xuống thì là của thời Lê thế kỷ 15. Còn ở chùa Địa Tạng Phi Lai, chúng ta thấy mũi cánh sen hất lên, có thể khẳng định chắc chắn đây là dấu vết từ thời Lý - Trần, rơi vào từ thế kỷ 11 - 14 của dân tộc”, nhà sử học Lê Văn Lan phân tích.

Bên cạnh mẫu hoa sen, những hình rồng và hình thần chim Garuda tìm thấy trên đỉnh núi sau chùa được nhà sử học đặc biệt quan tâm. Ông cho biết những viên mang hình thần chim Garuda là bộ phận của các tòa tháp, tượng trưng cho vũ trụ, xuất hiện những con vật thiêng đội lên mặt đất, và trên mặt đất một tầng, hai tầng ấy là cuộc sống con người.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

“Đây là mô hình của tháp mà theo vũ trụ luận, vũ trụ quan của Phật giáo, gốc của nó là Chiêm Thành. Gốc Chiêm Thành lại từ Chân Lạp (tức Khơ - Me). Chân Lạp lại lấy gốc từ Ấn Độ. Như vậy, gốc của những vật chúng ta đang thấy ở đây nó là mô hình thu nhỏ của một cuộc phiêu lưu cả trên không gian và qua thời gian lịch sử: Ấn Độ - Chân Lạp - Chiêm Thành - Đại Việt”, nhà sử học cho biết.

3. Cách di chuyển đến Địa Tạng Phi Lai Tự

Nếu xuất phát từ Hà Nội bằng xe máy, đi theo quốc lộ 1A cũ qua Thường Tín, Phủ Lý Hà Nam và theo Google Map là “Chùa Địa Tạng (Chùa Đùng), Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam” là tới.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Còn nếu du khách đi ô tô tự lái, thì đi hướng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, rời cao tốc ở điểm Liêm Tuyền - Hà Nam, di chuyển đến quốc lộ 1A cũ đến cây xăng Kim Cường - Thanh Liêm, Hà Nam, rẽ vào Ngã Ba Xuân Trường và có thể tìm theo google map đi tiếp 5km là tới chùa.

Du khách đặt chân đến chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh, được chìm vào không gian yên bình của núi rừng - đất trời và chốn linh thiêng trong lành.

4. Khám phá Chùa Địa Tạng Phi Lai

Để khám phá hết những điểm đến tại chùa, bạn không thể chỉ dành 1 ngày mà có thể đi hết được. Bởi muốn khám phá tất cả các dãy núi của chùa phải mất đến cả ngày, còn trèo từ chân núi lên đỉnh núi cao nhất nơi có vườn ổi, nhãn… mất khoảng 2 giờ đồng hồ.

Nếu muốn trải nghiệm lên đỉnh núi bạn phải đi theo đường suối và phải thật kiên trì bởi có những đoạn bạn sẽ phải leo lên bằng dây thừng, có những đoạn phải cúi khom người chui qua một hang dài chỉ cao 1m và còn nhiều điều bất ngờ đặc biệt khác chờ bạn tự mình khám phá qua con đường này.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi. Các vườn thiền có thể là trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý. Bên cạnh đó còn có những không gian thưởng trà, nằm võng, ghế đã để ngắm toàn bộ không gian chùa từ trên cao.

Tại khuôn viên chùa có nhiều vườn trái cây và vườn khoa khác nhau xung quanh các dãy núi chùa. Nơi đây còn có các loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh, thảo dược để tắm, rau rừng để ăn lẩu… Chúng được chăm sóc bởi và cả tạo thường xuyên bởi các sư và các bác người dân. Tại chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2 để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Đặc biệt với những bạn thích đọc sách thì ở đây có rất nhiều đầu sách chủ yếu với nội dung nuôi dưỡng và trưởng dưỡng tâm hồn, sách được đặt trên kệ bao phủ kín các bức tường. Với không gian yên tĩnh chắc chắn những cuốn sách sẽ giúp chúng ta thấy được nhiều điều ý nghĩa khi đến đây. Với những ai thích yên tĩnh có thể thưởng trà tại các phòng trà khác nhau ở chùa hay ngắm phong lan ở phía sau nhà thờ tổ.

Nếu có dịp đến với Hà Nam, bạn nhất định không nên bỏ lỡ chốn tiên cảnh này. Khi đến với Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, ngoài việc khám phá vẻ đẹp nơi đây thì bạn cũng đừng quên lựa chọn cho mình một chỗ nghỉ phù hợp để có tận hưởng cảm giác thư thái và thuận tiện cho việc đi lại nhé. Dưới đây là một số gợi ý về khách sạn Hà Nam dựa trên những đánh giá chân thực của các khách hàng đã đặt phòng tại Vietgoing để bạn tham khảo:

Ngoài ra, nếu đi theo tour Hà Nam trọn gói, hành trình của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn với lịch trình chi tiết, hướng dẫn viên có kinh nghiệm đi cùng từ A - Z vang cũng không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu và di chuyển. Vietgoing xin gửi bạn Tour Tam Chúc - Địa Tạng Phi Lai Tự 1 Ngày với lịch trình hấp dẫn mà các khách hàng đã lựa chọn đặt rất nhiều trong thời gian qua để bạn tham khảo nhé!

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi: Vietgoing.

Khách sạn ở gần Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng) (Xem tất cả)

Riverside Hotel Hà Nam

Khách sạn
Hai Bà Trưng, Phủ Lý
Cách đây 11.3km
Cách Chùa Tam Chúc 12.2km

699,000₫

Mường Thanh Luxury Hà Nam

Khách sạn
Quang Trung, Phủ Lý
Cách đây 11.5km
Cách Chùa Tam Chúc 12.2km

Meliá Vinpearl Phủ Lý

Đánh giá 9.6
Tổ hợp du lịch
Minh Khai, Phủ Lý
Cách đây 11.5km
Cách Chùa Tam Chúc 12.7km

Ninh Bình Nature

Homestay
Gia Vân, Gia Viễn
Cách đây 12.1km
Cách Cố Đô Hoa Lư 8.6km
Cách Bái Đính 9.4km

Emeralda Resort Ninh Bình

Đánh giá 10
Resort
Gia Vân, Gia Viễn
Cách đây 12.3km
Cách Cố Đô Hoa Lư 8.6km
Cách Bái Đính 9.3km

Miễn phí bữa sáng3,099,000₫

Hoa Lư Garden Resort

Resort
Thiên Tôn, Hoa Lư
Cách đây 15.5km
Cách Tràng An 5.6km

650,000₫

Four Seasons Retreat

Homestay
Trường Yên, Hoa Lư
Cách đây 15.7km
Cách Cố Đô Hoa Lư 3.1km
Cách Tràng An 5.8km

Miễn phí bữa sáng550,000₫

Tràng An International Hotel

Khách sạn
Ninh Hòa, Hoa Lư
Cách đây 16.9km
Cách Cố Đô Hoa Lư 3.3km
Cách Tràng An 4.2km

Miễn phí bữa sáng518,000₫

Các tour du lịch đi Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng) Xem tất cả

Điểm du lịch gần Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng)

Kẽm Trống Hà Nam

Huyện Thanh Liêm, Hà Nam
Cách đây 5.6km

Chùa Long Đọi Sơn

Huyện Duy Tiên, Hà Nam
Cách đây 9.7km

Ngũ Động Sơn

Huyện Kim Bảng, Hà Nam
Cách đây 10.2km

Khu du lịch Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn

Huyện Kim Bảng, Hà Nam
Cách đây 10.2km
  • Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng), Hà Nam