Nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình chắc chắn không thể bỏ qua Chùa Bái Đính. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng với phong cách kiến trúc độc đáo mà còn sở hữu nhiều “cái nhất” ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cùng Vietgoing khám phá những nét độc đáo nơi đây nhé!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc 2021
Mục lục
- 1.1 Chùa Bái Đính với lịch sử như thế nào?">1.1 Chùa Bái Đính với lịch sử như thế nào?
- 1.2 Chùa Bái Đính nằm ở đâu?">1.2 Chùa Bái Đính nằm ở đâu?
- 1.3 Giá vé du lịch Chùa Bái Đính">1.3 Giá vé du lịch Chùa Bái Đính
- 2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính">2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính
- 2.1 Chùa Bái Đính cổ tự">2.1 Chùa Bái Đính cổ tự
- 2.2 Chùa Bái Đính mới">2.2 Chùa Bái Đính mới
- 1.1 Chùa Bái Đính với lịch sử như thế nào?">1.1 Chùa Bái Đính với lịch sử như thế nào?
- 1.2 Chùa Bái Đính nằm ở đâu?">1.2 Chùa Bái Đính nằm ở đâu?
- 1.3 Giá vé du lịch Chùa Bái Đính">1.3 Giá vé du lịch Chùa Bái Đính
- 2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính">2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính
- 2.1 Chùa Bái Đính cổ tự">2.1 Chùa Bái Đính cổ tự
- 2.2 Chùa Bái Đính mới">2.2 Chùa Bái Đính mới
1.1 Chùa Bái Đính với lịch sử như thế nào?
Chùa với bề dày lịch sử hơn 1000 năm hình thành và phát triển. Đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lựa chọn để xây dựng tượng Phật và địa điểm tu hành sau này. Ngoài ra, Chùa Bái Đính cũng được vua Đinh Tiên Hoàng cho lập đàn cầu tế mong quốc thái dân an trước khi dẹp loạn 12 sứ quân. Cũng là vùng đất gắn liền với nhiều triều đại phong kiến khác nhau của Việt Nam, từ nhà Đinh, Tiền Lê cho đến nhà Lý.
Chùa được bắt đầu xây dựng từ năm 2003 đến năm 2008 thì hoàn thành giai đoạn 1, đến 2015 thì hầu hết các hạng mục chính của chùa đã được hoàn thành.
1.2 Chùa Bái Đính nằm ở đâu?
Chùa Bái Đính thuộc khu Quần thể Danh thắng Tràng An nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cách Cố đô Hoa Lư 7km và cách thành phố Ninh Bình 15km, cách Hà Nội 95km.
Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539ha bao gồm: 27ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu Chùa Bái Đính mới. Bên cạnh tham quan, vãn cảnh chùa đầy ấn tượng, du khách cũng đổ về đây dịp đầu năm để cầu bình an và tài lộc.
Ảnh:Sưu tầm
1.3 Giá vé du lịch Chùa Bái Đính
Là một điểm du lịch Ninh Bình tâm linh nên chùa Bái Đính không hề có giá vé vào cửa cho du khách khi ghé thăm. Tuy nhiên, Chùa Bái Đính là một ngôi chùa có khuôn viên rất rộng lớn. Để tham quan được hết chùa thì bạn có thể thuê xe điện. Giá vé xe điện tại đây là khoảng 30.000VNĐ/chiều. Khi muốn vào Bảo Tháp bạn sẽ phải mua vé với giá 50.000VNĐ/người để được tham quan, và ngắm cảnh toàn bộ khu chùa từ trên cao.
Sau khi tham quan Chùa Bái Đính xong thì bạn có thể khám phá tiếp Khu danh thắng Tràng An bằng đò. Thời gian để tham quan hết khu vực này là khoảng 3 giờ đồng hồ. Mỗi chuyến đò sẽ chở được khoảng 4 đến 5 người với giá vé 150.000VNĐ/người.
2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính
Đến Chùa Bái Đính bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí tại ngôi chùa cổ tự cùng với lối kiến trúc độc đáo, mới mẻ tại ngôi chùa mới xây dựng hiện nay.
>>> Xem thêm: Review du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm
2.1 Chùa Bái Đính cổ tự
Hang sáng, động tối
Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc sẽ có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25m, rộng 15m, cao khoảng hơn 2m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.
Ban thờ Phật bên trong hang (Ảnh: Halo)
Tiếp theo phía bên Động Tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo nên một khung cảnh khá huyền ảo. Phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc thang của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Ở chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí. Trong động đặt rất nhiều tượng thờ mẫu và các vị tiên được đặt sâu trong các ngách đá và có đồ thờ riêng.
Đền thờ Thánh Nguyễn
Khi đi tour du lịch Chùa Bái Đính – Ninh Bình, bạn đừng bỏ lỡ Đền thờ Thánh Nguyễn. Đây là một ngôi đền được xây dựng tại vị trí đẹp, có thế tựa núi nhìn sông, là đền thờ của thiền sư Nguyễn Minh Không.
Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Ngôi đền là một hạng mục kiến trúc thuộc quần thể Chùa Bái Đính được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông. Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hành động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Để tưởng nhớ và ghi tạc công ơn của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không, người dân đã tạc tượng thờ trên Chùa Bái Đính. Ngoài ra ông còn được thờ ở nhiều nơi khắp tỉnh Ninh Bình.
Đền thánh Nguyễn (Ảnh sưu tầm)
Giếng Ngọc
Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể Chùa Bái Đính.
Nước tại giếng mát lành, trong xanh quanh năm uống vào rất dễ chịu. Hàng năm nước Giếng Ngọc vẫn được dùng để làm nước cúng lễ chùa.
Giếng Ngọc (Ảnh: Trường Huy)
2.2 Chùa Bái Đính mới
Tháp Chuông Bái Đính
Tháp Chuông là một trong những công trình nổi tiếng của kiến trúc Chùa Bái Đính mới. Tháp được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép giả gỗ với lối kiến trúc mô phỏng theo kiểu cách của các tháp chuông xưa. Tại tháp Chuông có treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn khắc nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng vô cùng sinh động. Đây cũng là tháp có quả chuông lớn nhất Việt Nam.
Tháp Chuông Bái Đính (Ảnh: Halo)
Hành lang La Hán (La Hán đường)
Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán, chất liệu bằng đá, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư) chế tác. Vì vậy hành lang còn gọi là La Hán đường. La Hán đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m. La Hán là các đệ tử của Phật Thích Ca, họ chưa thành Phật nên được gọi là La Hán.
Hành lang La Hán (Ảnh: Vietravel)
Tháp Xá lợi Phật
Sau khi tản bộ qua hành lang La Hán, phía Tây điện Tam Thế của Chùa Bái Đính bạn sẽ nhìn thấy tòa Bảo Tháp - Tháp Xá lợi Phật (nơi lưu giữ Xá lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện). Tòa Bảo Tháp được xây dựng gồm 13 tầng với chiều cao lên đến 100m. Bên trong thiết kế gồm thang máy là 72 bậc thang leo. Công trình vĩ đại này được vinh danh là tòa Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.
Ảnh: Monicaspassport
Trên đây là một số những địa điểm bạn có thể tham khảo khi đến tham quan du lịch tại chùa Bái Đính. Ngoài ra còn có rất nhiều địa điểm khác như: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Điện Phật Bà, Nhà Bia, Hồ phóng sinh,… cũng là nơi khách du lịch thường hay lui tới tham quan.
Lan Phương
Nguồn: https://efly.vn/tham-chua-bai-dinh-diem-du-lich-tam-linh-lon-nhat-viet-nam.html
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Chùa Bái Đính, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Ninh Bình và lịch trình các tour du lịch Ninh Bình mới nhất 2025 bạn nhé!