Khi nhắc tới vùng đất Ninh Bình thì chắc hẳn du khách không thể nào không nhắc đến Cố đô Hoa Lư. Mà nổi bật hơn cả đó là Di tích Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Cùng Vietgoing khám phá những nét độc đáo nơi đây nhé!
Nằm trong cụm di tích thuộc Cố Đô Hoa Lư, Đền Vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là một di tích nổi tiếng cũng đồng thời là địa danh nổi tiếng thuộc Quần thể di sản thế giới Tràng An được công nhận bởi UNESCO năm 2014. Trong chuyến du lịch đến với Ninh Bình, du khách sẽ có cơ hội đến thăm ngôi đền cổ hơn 100 năm tuổi, mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử cho đến nay vẫn lưu giữ lại vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính.
>>> Xem thêm: Top 9 điểm check in đẹp tại Ninh Bình
Mục lục
Đôi nét về vị Vua Đinh Tiên Hoàng
Theo cuốn Đại Việt Sử Ký toàn thư của sử gia Lê Văn Hưu, Vua Đinh Tiên Hoàng vốn có tên là Đinh Bộ Lĩnh, là con của vị Thứ sử châu hoang Đinh Công Trứ. Vua Đinh cũng là vị vua đã có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lập nên Đại Cồ Việt, mở ra thời kỳ phong kiến tự chủ.
Năm 965, Triều đình phong kiến suy yếu, các sứ quân phong kiến nổi dậy đánh chiếm, tranh giành đất đai, bóc lột nhân dân. Nhờ "tài năng sáng suốt hơn người, mưu lược nhất đời" lại được nhân dân ủng hộ chỉ một năm Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Năm Mậu Thìn (968) ông mở nước, dựng đô xưng làm hoàng đế - Tôn hiệu là Đại Thắng Minh và đặt tên nước là Đại Cổ Việt. Đến năm Canh Ngọ (970) ông bắt đầu đặt hiệu nước là "Thái Bình" và cho đúc tiền đồng "Thái bình" – tiền cổ nhất nước ta. Nhờ công lao của ông mà đất nước được thống nhất độc lập và giàu mạnh.
Tượng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng trong đền vua Đinh (Ảnh: Mina.vn)
>>> Xem thêm: Review du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm
Đền vua Đinh Tiên Hoàng – ngôi đền sở hữu kiến trúc độc đáo và có giá trị
Đền Vua Đinh được xây dựng vào thế kỷ 17 nằm trong cụm các di tích lịch sử của Cố Đô Hoa Lư và được xếp hạng trong Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam. Đền thờ là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia - là công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc (là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau), làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện và những công trình kiến trúc ở giữa. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện. Đi từ bên ngoài vào, bạn sẽ bắt gặp cổng ngoài gọi là Ngọ Môn Quan. Ở đó bạn sẽ bắt gặp bốn chữ Hán “Bắc môn tỏa thược được” viết trên nền của cổng. Đi qua khỏi cổng, quay lại nhìn bạn sẽ thấy bốn chữ Hán khác là “Tiền Triều Phượng Các”. Phía trước đền là Hồ bán nguyệt được xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa và được thả đầy hoa súng đẹp mắt. Đền gồm có 3 tòa chính: Bái Đường, Thiêu Hương và Chính Cung. Trước gian giữa của bái đường ngay trên sân rồng là sập long sàng được làm từ đánh xanh nguyên khối kết hợp với nghệ thuật chạm khắc vô cùng tinh tế với những đường nét hoa văn đặc sắc, có giá trị.
Mặc dù đã trải qua hơn bốn thế kỷ, ngôi đền vẫn giữ được vẻ uy nghi, trầm mặc với những công trình như ngọ môn quan, hồ sen, vườn hoa, núi giả, nghi môn nội,...
Toàn cảnh Đền Vua Đinh Tiên Hoàng nhìn từ phía sau (Ảnh: Mina.vn)
Lư hương bằng đá trên bệ đá nguyên khối đầu sân rồng tại Đền Vua Đinh Tiên Hoàng (Ảnh: Mina.vn)
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm chỉ với 1 triệu đồng cho 1 người
Lễ hội đền vua Đinh Tiên Hoàng
Lễ hội Đền Vua Đinh là một trong những lễ hội đặc sắc, có giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Đến ngày 8 tháng 3 Âm Lịch hằng năm, khách tứ phương lại đổ về để viếng đền. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8-10 tháng 3 với nhiều nghi thức chính như:
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8-10 tháng 3 với nhiều nghi thức chính như:
Lễ mở cửa đền: được tiến hành trước khi diễn ra lễ hội một ngày (ngày 7 tháng 3) để cúng tế thần linh và hai vua, xin được tổ chức lễ hội.
Lễ rước nước: là nghi thức mở đầu cho ngày khai hội (ngày 8 tháng 3). Đây là hoạt động được đông đảo quần chúng và nhân dân địa phương tham gia. Đoàn rước nước khởi hành từ đền vua Đinh, tới bến sông Hoàng Long, rồi xuống thuyền ra đến cây Nêu.
Lễ mộc dục: tức lễ tắm thần vị, bao sái tượng vua Đinh, vua Lê.
Lễ dâng hương: diễn ra ngay sau khi hoàn thành lễ mộc dục, tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành.
Lễ tế: cùng được tiến hành tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành
Cờ lau tập trận: là một tiết mục diễn xướng gợi nhớ về thời niên thiếu của Vua Đinh. Được thực hiện bởi các em học sinh của xã Trường Yên. Người phụ trách tế xong, các em nhỏ lần lượt vào lễ vua rồi ra diễn. Diễn xong, đoàn trở lại đền lễ tạ vua, nhằm cầu cho bách gia trăm họ được bình an, đất nước muôn đời hưng thịnh.
Kéo chữ Thái Bình: Mỗi người tự chuẩn bị một chiếc gậy tre dài khoảng 1,5m, quấn giấy xanh, đỏ, trắng, cắt tua. Người kéo chữ chân quấn xà cạp, đi giày vải, thắt lưng, đầu chít khăn có đính kim sa. Khi đã xếp thành chữ đã định trước (chữ Thái Bình), trống vang lên dồn dập, đoàn người kéo chữ đứng yên, lúc này chữ “Thái Bình” xuất hiện.
Lễ hội tại đền vua Đinh Tiên Hoàng (Ảnh: Baonhandan)
Bên cạnh lễ hội tại Đền Vua Đinh, du khách khi đến du lịch Ninh Bình có thể đến khám phá chiêm nghiệm những lễ hội khác như lễ tại Đền Vua Lê Đại Hành hay Chùa Bái Đính, Chùa Bích Động... Bởi đây không chỉ là lễ hội mang bản sắc giá trị văn hóa lịch sử của người dân Việt Nam mà còn chứa đựng nhiều thông tin sử liệu quan trọng, góp phần làm rõ một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam, khẳng định bản lĩnh dân tộc ta qua từng thời kỳ lịch sử.
Cre: Lan PhươngCảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Ninh Bình và lịch trình các tour du lịch Ninh Bình mới nhất 2025 bạn nhé!