1. Giới thiệu đền bà chúa kho Bắc Ninh
- Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo kiểu chữ T với những đường nét chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình - Chùa - Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.
- Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ quê làng Quả Cảm, nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.
- Sau này Bà trở thành Hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của Bà, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập Đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.
- Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ. Vào thời Lê, được trùng tu, mở rộng thành khu Đền lớn với nhiều hạng mục công trình: cổng Tam quan, đường, sân, tòa tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung – trung tâm thờ tự tôn nghiêm với tượng Bà chúa được tạc khắc rất công phu, tài nghệ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ "Cửu trùng thiên" và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.
2. Từ Hà Nội đi đền bà Chúa kho đường nào?
- Có 2 cách từ Hà Nội đi đền bà Chúa kho:
+Cách 1: Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chỉ chừng 4km về hướng Đông Bắc.- Từ trung tâm Bắc Ninh, bạn đi theo tỉnh lộ 295B một đoạn, rồi rẽ trái theo đường Cổ Mễ là tới khu Đền Bà Chúa Kho. Đền Bà Chúa Kho cách Hà Nội khoảng 33km về hướng Đông Bắc
+Cách 2: Từ Ngã tư Sở Bác đi xuống Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi thì rẽ trái hướng đi cầu Thanh Trì rồi cứ thế đi thẳng hướng đi Lạng Sơn (QL 1B). Từ điểm thu phí QL 1B, đi khoảng 25km, đến TP Bắc Ninh có rất nhiều cầu vượt, nhưng đến cầu vượt nào ở bên phải đường có biển chỉ dẫn đi Cầu Hồ thì rẽ vào (trước đó có cái Cầu vượt đường sắt đang thi công ), ngay sau đó rẽ trái đi lên cầu vượt rồi đi thẳng khoảng gần 1.5km là đến đèn xanh đèn đỏ (Ngã tư Cổng Ô) thì rẽ phải lại hướng đi Lạng Sơn (Đường này là QL 1A). Đến đây đi tiếp khoảng 3,5 km thì đến lối rẽ vào Đền Bà Chúa Kho, nhìn sang bên trái thấy biển "Đền Bà Chúa Kho" thì rẽ vào là đến nơi.
3. Đền bà chúa kho có gì hấp dẫn?
- Từ xưa tới nay, Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an và tài lộc. Và đền bà chúa Kho là một trong những điểm cúng bái đặc biệt linh ứng.
- Những người làm ăn, buôn bán thường hay tới đây vào đầu năm để “vay vốn” bà chúa kho. Người ta quan niệm rằng, vốn được vay bởi bà chúa Kho để làm ăn sẽ sinh lời rất lớn, đem lại sự giàu sang cho người cúng bái.
- Nghi thức đặc biệt này cần phải được thực hiện một cách thành tâm bằng việc ghi những điều mong muốn một cách rõ ràng vào một tờ sớ. Thông tin trong đó bao gồm: Số tiền vay, ngày tháng năm nào thì đến trả lời.
>>> Xem ngay: Khách sạn Bắc Ninh
- Nhiều người truyền tai nhau rằng: “Những người hứa tới đền trả nợ mà không làm sẽ dẫn tới hậu quả là làm ăn thất bát, thua lỗ”. Do đó, dù chỉ là một hình thức tâm linh mang ý nghĩa tinh thần thôi, nhưng đã có vay thì phải trải, sống sòng phẳng như trần thực.
- Ngày 14 tháng giêng hằng năm là chính hội của đền Bà Chúa Kho. Nhưng từ những ngày đầu của năm mới, khách thập phương từ nhiều nơi đã đổ về, khiến không khí chùa trở nên lườm lượm người.
- Đặt chân tới đây, bạn sẽ thấy hai bên đường đi là những gian hàng bán các đồ cúng bái để khách thực phương sắm lễ dâng lên đức Phật thể hiện lòng thành kính của mình.
4. Đồ lễ bái khi đến Bà chúa Kho
- Lễ chay: Hương, hoa, trái cây, phẩm oản,...
- Lễ mặn: Gà, lợn, chả, giò,...
- Lễ đồ sống: Trứng, gạo, muối,...
- Cỗ sơn trang: Đặc sản chay ở Việt Nam như xôi, chè,...
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Oản, quả, gương, lược,...
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Đồ chay.
5. Cách hạ lễ khi đi đền Bà Chúa Kho
- Sau khi hoàn thành nghi thức dâng lễ trên các ban thờ, để chờ nhang đốt hết 1 tuần hương thì bạn có thể đi tham quan khuôn viên trong chùa. Khi tuần nhang đầu tiên cháy hết, bạn có thể thắp thêm 1 nén nhang nữa.
- Khi thắp hương xong, cần vái lạy 3 vái trước ban thờ, tiếp đọ hạ sợ và đem ra khu vực đốt để hóa vàng. Khi hóa hết vàng mã mới hạ lễ. Hạ lễ cần hạ lần lượt từ ngoài tới ban chính.
- Với những đồ lễ được bày ở ban cô, ban cậu như lược, gương,.. thì cứ để nguyên hoặc nếu chùa có nơi để quy định thì mang ra đó, chứ không nên mang về nhà.
>>> Xem ngay: Tour du lịch Bắc Ninh
6. Lưu ý khi đến đền bà chúa Kho Bắc Ninh
- Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không nên đi giày cao góp bởi sẽ phải đi bộ khá nhiều gây khó khăn trong việc di chuyển.
- Tình trạng móc túi ở đây khá phổ biến nên bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt trong người.
- Nên chuẩn bị vàng mã từ nhà để chủ động hơn. Hơn nữa, mua vàng mã tại các gian hàng ở đền sẽ bị chặt chém giá.
- Không nên đặt lễ bằng tiền tại các ban thờ, nếu có hãy cho vào hòm công đức.
*Trên đây là thông tin xoay quanh đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Đền Bà Chúa Kho, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Bắc Ninh và lịch trình các tour du lịch Bắc Ninh mới nhất 2024 bạn nhé!