Đền Đô, Bắc Ninh

Lý Thái Tổ, Tân Hồng, Từ Sơn, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (Xem bản đồ)
Đền Đô

Đền Đô, hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế, đã trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với hàng trăm năm lịch sử. Việc đến Đền Đô không chỉ giúp bạn thưởng thức kiến trúc tinh xảo mà còn trải nghiệm những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc. Dưới đây là một số kinh nghiệm chi tiết khi khám phá Đền Đô mà Vietgoing mách bạn.

1. Giới thiệu chung

1.1. Địa chỉ 

Đều Đô thuộc Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1.2. Giờ mở cửa

Đền Đô mở cửa tất cả các ngày trong tuần

- Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00 (Thứ Hai - Chủ Nhật).

1.3. Đôi nét về Đền Đô

Đền Đô, còn được gọi là Đền Lý Bát Đế, là một trong những di sản văn hóa lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Đền được xây dựng từ thời Lý và được xem là biểu tượng của sự văn minh, tâm linh và truyền thống lịch sử của dân tộc Việt.

2. Nên ghé thăm Đền Đô vào thời gian nào?

Bạn có thể thăm Đền Đô bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm lý tưởng nhất, khi diễn ra Lễ hội Đền Đô, Bắc Ninh, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Di chuyển đến Đền Đô bằng cách nào?

Đền Đô cách Hà Nội khoảng 20km. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc đặt vé máy bay tới Hà Nội và sau đó đi tiếp đến Đền Đô. Từ Hà Nội bạn có thể đến Đền Đô bằng 2 đường sau:

  • Thứ nhất, xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng cầu Chương Dương. Qua cầu Chương Dương rồi tiếp tục đi qua cầu Đuống để đến với thành phố Từ Sơn. Khi đã đến Từ Sơn, bạn sẽ thấy được biển hướng dẫn rẽ phải và đi thẳng để đến được Đền Đô.

  • Thứ hai, xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng Cầu Vĩnh Tuy. Qua cầu rồi đi vào đường 5. Đi tiếp theo hướng quốc lộ 1A xuống phường Phủ Chấn. Khi ấy, bạn rẽ hướng bên trái và đi theo các bảng chỉ dẫn để đến được Đền Đô.

Ảnh: Sưu tầm Internet

4. Lịch sử hình thành và phát triển của Đền Đô 

Bắc Ninh là một tỉnh có hơn 1.200 di tích lịch sử quan trọng, theo thông tin từ cổng thông tin điện tử của tỉnh. Trong số đó, Đền Đô tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, là nơi ghi nhận 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý.
Nhà Lý trải qua 9 đời vua trong khoảng thời gian 216 năm (từ năm 1009 đến năm 1225). Đền Đô là địa điểm thờ tự của 8 vị vua sau đây: Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224). Vị vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), được người dân tôn thờ tại đền Rồng, cũng nằm trong khu vực phường Đình Bảng.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Đền Đô có một lịch sử đậm chất văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ban đầu, đền được xây dựng trên đất quê của Lý Công Uẩn, người sau này trở thành Lý Thái Tổ, vào năm 1019. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua và trải qua 10 năm trị vì, ông quyết định trở về quê nhà để xây dựng một thái miếu để thờ tổ nội mình. Ông cũng chọn một khu đất gần đó để làm nơi chôn cất sau khi qua đời, được gọi là Cấm Địa Sơn Lăng, cách cửa Đền Đô hiện tại khoảng một km. Sau khi Lý Thái Tổ qua đời vào năm 1028, ông được an táng tại quê nhà theo di nguyện, và các vị vua nhà Lý sau này cũng được chôn cất tại đây.

Vào năm 1030, vua Lý Thái Tông đã cho xây dựng Đền Đô như một nơi thờ cha mình. Từ đó, đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý. Ban đầu, đền được gọi là Cổ Pháp Điện. Tới năm 1605, vua Lê Kính Tông đã mở rộng và đổi tên thành đền Lý Bát Đế. Tuy nhiên, vào năm 1952, đền đã bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. May mắn thay, vào năm 1989, chính quyền đã phục dựng đền theo nguyên mẫu và đổi tên thành Đền Đô. Cuối cùng, vào năm 2014, Đền Đô đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, là minh chứng cho sự quan trọng và giá trị lịch sử, văn hóa của nó trong lòng người dân Việt Nam.

Ảnh: Sưu tầm Internet

5. Kiến trúc độc đáo của Đền Đô

Đền Đô được xây dựng với qui mô lớn và kiến trúc đặc biệt, thể hiện phong cách "Nội công ngoại quốc". Với tổng diện tích 31.250m2 chia thành hai khu vực, nội thành chiếm 4.340m2 và ngoại thành chiếm 26.910m2. Trong đó diện tích xây dựng nhà: 1.940m2, sân bãi nội ngoại thành: 19.810m2, hồ Bán nguyệt: 9.500m2.

Trong nội thành, chia ra hai khu vực nội thất và ngoại thất.

  • Nội thất có các công trình như Nhà Hậu Cung (còn gọi là Linh Cung nơi đặt hương án, tượng, bài vị thờ tám vị Vua nhà Lý), nhà Chuyển Bồng, nhà Tiền Tế, nhà Bia và nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ.

Nhà Hậu Cung hay còn gọi là Linh Cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhà Hậu cung hay còn gọi là Linh Cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Ngoại thất bao gồm Nhà Phương Đình, Vương Mẫu Từ, nhà Chủ tế, nhà khách, Ngũ Long Môn, và nhiều công trình khác như bức cuốn thư lớn "Thiên đô chiếu", sân rồng, tượng voi đá, sấu đá, lư rồng, và đôi Bát Đế đăng,... 
Thiên Đô Chiếu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu vực ngoại thành gồm: Hồ Bán nguyệt (còn gọi là hồ Công Chúa hay Ao Rối), giữa hồ có nhà Thủy Đình, xung quanh có lan can đá. Nhà Văn Chỉ bên phải, nhà Võ Chỉ bên trái.

Thủy Đình ở Hồ Bán Nguyệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc của Đền Đô được thiết kế cân đối, hài hòa, với các công trình được xây dựng công phu và chạm khắc tinh xảo. Các cánh cửa được làm từ gỗ lim và vàng tâm cổ thụ, cùng với các chi tiết như hương án, hoành phi, câu đối, kiệu thờ được trang trí bằng sơn son và thếp vàng, thể hiện nét đẹp của nghệ thuật làng nghề gỗ mỹ nghệ Kinh Bắc. Nhà Thủy Đình trong ngoại thành từng được chọn làm hình ảnh trên "Giấy năm đồng vàng Đông Dương" và trên tiền 1000 đồng kim loại của Việt Nam ngày nay.

6. Lễ hội Đền Đô có gì thú vị?

Xưa kia, Lễ hội Đền Đô được tổ chức hàng năm theo truyền thống vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, kéo dài trong 4 ngày từ ngày 14 đến ngày 17. Ngày nay, lễ hội đã được gọn lại trong 3 ngày từ 14 đến 16, với ngày chính là ngày 15 tháng 3 âm lịch, kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang vào năm Canh Tuất - 1010. Ngày này được coi là một ngày tốt lành, được Ngọ đánh giá cao về tâm linh, và Lý Thái Tổ đã tổ chức lễ tế trời, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mong muốn thiên hạ thái bình và ban chiếu dời đô.

Lễ hội Đền Đô mang trong mình một giá trị truyền thống sâu sắc, là một phần quan trọng của đời sống tinh thần của người dân Đình Bảng và cả vùng Kinh Bắc, thậm chí cả Thăng Long - Hà Nội và các tỉnh lân cận.

6.1. Tham gia lễ ở Đền Đô

Trong nghi thức tế lễ có lễ "Túc Yết", một nghi thức rước Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm Thị, người đã có công sinh thành Lý Thái Tổ. Nghi thức này còn được hiểu là lễ báo hiếu, khi rước Thánh Mẫu về dự đại lễ của con. Từ Đền Đô đến đình thờ Thành Hoàng và Lục Tổ, những vị đứng đầu sáu dòng họ có công lập làng vào thế kỷ XV, rồi đến các chùa và điện thờ.

Lễ rước Lý Bát Đế của lễ hội được diễn ra sang chùa Cổ Pháp vào chiều 14 tháng 3 để chuẩn bị cho nghi thức lễ hội sáng ngày 15. Lễ rước trong lễ hội Đền Đô được miêu tả "Tám cỗ kiệu trang hoàng lộng lẫy được rước từ Đền Đô lên chùa Cổ Pháp để nghe tăng ni tụng kinh, rồi lại rước về chỗ. Kiệu của Lý Chiêu Hoàng không được rước, phải khiêng ra đặt ở trước điện thờ để bà nghênh đón kiệu của tám vua".

Ảnh: Sưu tầm Internet

6.2. Tham gia hội ở Đền Đô

Lễ và hội là một thể thống nhất không thể tách rời. Nếu phần lễ là phần tín ngưỡng, là phần của thế giới tâm linh; thì phần hội là phần tập hợp vui chơi giải trí, đó là đời sống văn hóa thường nhật mà chỉ có trong những dịp này nhân dân mới có điều kiện thể hiện khả năng sẵn có, hoặc luyện tập của mình. Đặc biệt, ở đó thể hiện sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống, với các trò chơi truyền thống văn hóa hấp dẫn mang bản sắc dân tộc. Ở lễ hội Đền Đô có các hoạt động, như đấu vật, chơi cờ người, hát quan họ, hội thơ, chơi đu, thả chim bồ câu, chơi chọi gà, thi nấu cơm niêu đất...

Ảnh: Sưu tầm Internet

7. Lưu trú ở đâu khi đến Bắc Ninh thăm Đền Đô?

Khi đến Bắc Ninh, bạn có thể lựa chọn lưu trú tại các khách sạn và nhà nghỉ ở trung tâm thành phố hoặc gần khu vực Đền Đô. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Bắc Ninh, đừng quên tham khảo một số khách sạn mà các khách hàng của Vietgoing đã lựa chọn đặt và đánh giá rất cao dưới đây nhé: 

8. Cần lưu ý gì khi ghé thăm Đền Đô?

  • Khi lễ chùa, bạn hãy mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, hay trang phục hở hang phản cảm. 

  • Đi lại nhẹ nhàng, không nên nô đùa, cười hoặc nói lớn.

  • Không xả rác bừa bãi, tự ý chạm vào, lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa.

  • Khi đến với Đền Đô vào dịp lễ hội, cần chú ý bảo vệ tư trang và tài sản cá nhân.

Quả thực Đền Đô - Bắc Ninh là một điểm đến rất thú vị. Ngoài ra, miền Bắc không chỉ có Bắc Ninh mà còn có những điểm du lịch thú vị không kém như: Sapa, Mộc Châu, Tam Đảo, Hạ Long,...

Nếu bạn có dự định đi du lịch và cần đặt phòng, hay đặt tour trọn gói đừng quên đặt qua Vietgoing để được tư vấn, hỗ trợ 24/7 và có được trải nghiệm tốt nhất nhé. 

 

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi: Vietgoing.

Khách sạn ở gần Đền Đô (Xem tất cả)

Garco Dragon Hotel 1

Khách sạn
Sài Đồng, Long Biên
Cách đây 9.7km
Cách Ecopark 6.1km
Cách Nhà Hát Lớn 6.5km

Miễn phí bữa sáng920,000₫

Garco Dragon 2 Hotel

Khách sạn
Sài Đồng, Long Biên
Cách đây 9.7km
Cách Ecopark 6.1km
Cách Nhà Hát Lớn 6.5km

Miễn phí bữa sáng1,150,000₫

Hotel du Monde Hà Nội

Khách sạn
Bồ Đề, Long Biên
Cách đây 11.3km
Cách Cầu Long Biên 2.4km
Cách Nhà Hát Lớn 2.8km
Cách Hồ Gươm 3km

New Era Hotel & Villa Hà Nội

Khách sạn
Bồ Đề, Long Biên
Cách đây 12.2km
Cách Cầu Long Biên 1.3km
Cách Hồ Gươm 2km
Cách Nhà Hát Lớn 2km

Sông Hồng Jade Of River Hà Nội

Du thuyền
Chương Dương, Thường Tín
Cách đây 13.4km

Veshia Hotel Hà Nội

Khách sạn - Gần trung tâm
Phúc Tân, Hoàn Kiếm
Cách đây 13.5km

Calypso Cruise Hạ Long

Du thuyền
Trân Châu, Cát Hải
Cách đây 13.6km

5,946,000₫

Hanoi Elpis Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Hàng Buồm, Hoàn Kiếm
Cách đây 13.6km

620,000₫

Điểm du lịch gần Đền Đô

Chùa Phật Tích

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Cách đây 4.4km

Chùa Bút Tháp

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 5.1km

Chùa Dâu

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 7.2km

Làng Tranh Đông Hồ

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 7.9km

Bài viết liên quan Đền Đô

Du lịch Bắc Ninh nên đi vào thời gian nào Bạn có thể đi du lịch Bắc Ninh vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên có 3 mốc thời gian sau đây được coi là thời gian thích hợp nhất để khám phá vùng đất này: – Từ tháng 1 – tháng 3: Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bắc Ninh vì thời điểm này là mùa xuân nên có rất nhiều lễ hội diễn ra như Hội Đình Bảng, Hội Chùa Dâu, Hội Lim … Nếu bạn muốn tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán ở đây thì nên đi vào thời gian này nhé. – Từ tháng 4 – tháng 5: Đây là thời điểm đầ...

Cẩm nang Du lịch Quảng Trị từ A đến Z mới nhất
  • Đền Đô, Bắc Ninh