Sapa biết đến với thiên nhiên hùng vĩ, cảnh đẹp mê lòng người. Đến với Sapa mà được chinh phục đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn Sapa để tận hưởng hết cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc bao la rộng lớn quả là điều tuyệt vời. Cùng Vietgoing khám phá Ngũ Chỉ Sơn nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu về Núi Ngũ Chỉ Sơn
Núi Ngũ Chỉ Sơn cao 2858 m, được xem là đệ nhất hùng sơn của Tây Bắc, ranh giới giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.
Ảnh: Sưu tầm Internet.
Tọa lạc tại ranh giới giữa xã Sơn Bình và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa, Ngũ Chỉ Sơn với địa hình hiểm trở nhanh chóng trở thành một trong những địa điểm check-in Sapa được yêu thích của vô số phượt thủ. Dãy núi này có 5 ngọn núi chính, thẳng đứng và chĩa thẳng lên trời. Nhìn từ xa, 5 ngọn núi nằm sát nhau như năm ngón tay xòe thẳng lên trời trông sừng sững, hùng vĩ và bí ẩn.
Xem thêm: Review chuyến du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
2. Thời điểm thích hợp leo núi Ngũ Chỉ Sơn
Để có một chuyến đi hoàn hảo nhất bạn nên chọn được thời điểm thích hợp để tránh những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chuyến trải nghiệm của bạn. Theo kinh nghiệm du lịch Sapa của Vietgoing, nơi đây vì là địa hình đồi núi dễ trơn trượt vào những ngày mưa, nên thời điểm bạn nên tránh đến đây là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm lúc này là khoảng thời gian mùa hè của miền Bắc lượng mưa tương đối lớn không thích hợp cho những chuyến trải nghiệm ở núi rừng. Khoảng thời gian còn lại trong năm bạn có thể trekking bất cứ khi nào bạn muốn. Đặc biệt, khi đi du lịch Sapa vào tháng 9 bạn còn có cơ hội thưởng thức khung cảnh nước ddooor cô cùng đẹp tại nơi đây.
3. Cách di chuyển đến Núi Ngũ Chỉ Sơn
Núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc địa phận huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Bởi vậy, trong quá trình di chuyển đến ngọn núi này, bạn cần di chuyển 2 chặng.
Ảnh: @jms.films.
Ở chặng đầu tiên, bạn cần di chuyển lên thị trấn Sapa. Quãng đường này khá dài nên bạn nên lựa chọn di chuyển bằng xe khách. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cũng như giữ cho bạn một sức khỏe tốt chuẩn bị cho chuyến trekking tại Ngũ Chỉ Sơn.
Chặng thứ 2 là quãng đường từ thị trấn Sapa đến bản Tả Giàng Phình. Đây là điểm xuất phát của chuyến trekking tại ngọn núi này. Quãng đường này dài khoảng 25km, bạn có thể thuê xe máy để có thể dễ dàng di chuyển.
Quãng đường từ thị trấn lên đến Bản Tả Giàng Phình khá khó đi. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm những cạnh núi rừng xanh mướt trên cả quãng đường. Với độ dài này bạn sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Bởi vậy đừng quên chuẩn bị tinh thần thật tốt để chuyến trekking thêm trọn vẹn nha.
4. Kinh nghiệm khám phá Ngũ Chỉ Sơn
Một chuyến du lịch trọn vẹn chỉ khi bạn chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ tư trang cần có cho nó. Để Vietgoing gợi ý cho bạn một số kinh nghiệm tổng hợp từ các bạn phượt thủ chuyên nghiệp nhé.
- Một cây gậy khi trekking sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong cả chuyến đi. Bởi địa hình núi đá hiểm trợ đôi khi bạn sẽ cần một thứ gì đó để tựa vào.
- Môi trường rừng núi ẩm thấp không thể thiếu đặc sản “con đường vắt”. Đừng quên mặc quần áo dài và bó để tiện di chuyển cũng như tránh côn trùng nhé!
- Một vài loại thuốc cơ bản như thuốc bôi côn trùng, thuốc đau bụng,.. cũng là thứ không thể thiếu để đề phòng trường hợp bất đắc dĩ
- Một địa điểm thú vị lại vô cùng hùng vĩ như này mà không tranh thủ làm vài tấm ảnh thì thật phí phạm. Đừng quên đem theo một chiếc máy ảnh và một bạn nháy có tâm nha. Việc ghi lại những khoảnh khắc trong chuyến hành trình sẽ giúp bạn nở nụ cười mỗi khi xem lại đó.
- Điều cuối cùng không thể thiếu chính là đồ ăn. Nạp đầy năng lượng cho cả chuyến hành trình cực kỳ vất vả là điều rất cần thiết. Bởi vậy hãy chuẩn bị một lượng đồ ăn bổ dưỡng vừa đủ cho cả chuyến đi nhé.
Ảnh: @digiticket
5. Chia sẻ chuyến đi khám phá Ngũ Chỉ Sơn của 1 phượt thủ
Xuất phát từ dưới chân núi lúc 10 giờ sáng, sau hai tiếng leo liên tục qua khu vực đồi trọc và khu rừng thưa, đoàn 6 người với những đôi chân kinh nghiệm leo núi dừng nghỉ ăn trưa trong khu rừng già ở độ cao 2400 m.
Ở độ cao này khí hậu và thảm thực vật thay đổi. Trời lạnh và ẩm hơn, mù và mây giăng khắp lối.
Sau một tiếng nghỉ ăn trưa nạp năng lượng, chúng tôi tiếp tục lên đường. Từ đây, chúng tôi bắt đầu vào khu rừng cây gỗ lớn và phải vượt qua các dốc gắt liên tục. Sau hai tiếng leo, chúng tôi đến được lán nghỉ vào lúc 15 giờ.
Theo anh Cứ A Chỏ, người dẫn đường người dân tộc Mông, đoàn chúng tôi leo đều và khỏe, nhanh hơn các đoàn khác từ 2-3 tiếng.
Sau khi tới lán, một nửa thành viên trong đoàn ở lại nghỉ ngơi giữ sức để sáng hôm sau lên đỉnh ngắm bình minh, một nửa còn lại quyết định lên đỉnh ngắm hoàng hôn.
Ảnh: Sưu tầm Internet.
Sau khoảng một tiếng leo liên tục qua một con dốc gần như dựng đứng và một khe núi gió lộng hun hút, nhóm chúng tôi lên đến đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, đỉnh núi cao thứ 15 Việt Nam nhưng đứng vào nhóm đầu về độ khó leo.
Đỉnh cao nhất trong 5 đỉnh của Ngũ Chỉ Sơn mới được người dân địa phương mở đường lên vào cuối năm 2017 bằng cách lắp một số cầu thang gỗ và dây để giúp du khách có thể lên được đây một cách an toàn. Chóp inox trên đỉnh cũng mới được cắm vào cuối 2018.
Biển mây bồng bềnh đã chào đón chúng tôi ở trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. Trước đó dù đã chinh phục nhiều ngọn núi cao nhất Tây Bắc nhưng chưa một lần chứng kiến biển mây bồng bềnh đẹp đến vậy nên chúng tôi rất thích thú.
Trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn không có cây cao nên có thể phóng tầm nhìn ra xung quanh rất xa. Từ đây có thể nhìn thấy rõ đỉnh Fansipan, Nhìu Cồ San, Bạch Mộc và Lảo Thẩn. Cảnh tượng ở trên đỉnh rất đẹp, như lạc vào chốn thần tiên, khó có thể tả bằng lời hay bằng hình ảnh.
Chúng tôi muốn ở lại càng lâu càng tốt để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và tận hưởng từng giây phút ở đó. Tuy nhiên sợ trời tối và lạnh (nhiệt độ lúc này chỉ khoảng 5 độ C), chúng tôi rời đỉnh lúc 16h30. Trên đường xuống lán nghỉ, chúng tôi vừa đi vừa ngắm biển mây và hoàng hôn đang dần tắt ở phía xa chân trời. Chúng tôi về tới lán nghỉ lúc 17h30.
Ảnh: Sưu tầm Internet.
Sau khi ăn tối, chúng tôi nhanh chóng đi nghỉ để giữ sức cho ngày hôm sau leo lên đỉnh ngắm bình minh và xuống núi luôn.
Sáng hôm sau chúng tôi thức dậy lúc 4h30 và xuất phát từ lán nghỉ đi lên đỉnh lúc 5h. Trời tối om, chúng tôi phải dùng đèn pin đội đầu để leo. Lên đỉnh lúc 6h sáng, chúng tôi kịp ngắm được bình minh xuất hiện. Ở trên đỉnh rất gió và lạnh, chỉ khoảng 3-5 độ. Đã xuất hiện băng giá ở trên đỉnh đêm hôm trước.
Chúng tôi ở trên đỉnh hơn một tiếng ngắm cảnh, chụp ảnh rồi sau đó về lán ăn sáng, lấy đồ và xuống chân núi. Đi từ lán xuống dưới chân núi chỉ mất chưa đến 3 tiếng, ít hơn 2 tiếng so với lúc đi lên.
Tới chân núi lúc 11h30, chúng tôi lên xe ô tô đã chờ sẵn đi về Sa Pa để rồi từ đó đi xe ô tô giường nằm về Hà Nội, kết thúc hành trình leo Ngũ Chỉ Sơn 2 ngày 1 đêm với bao ấn tượng không bao giờ quên.
Trên đây là những thông tin chuyến hành trình khám phá Ngũ Chỉ Sơn. Đừng quên cập nhật những kinh nghiệm đi Sapa hay những điểm đến khách sạn, tour du lịch Sapa mới và hữu ích tại Vietgoing để có những chuyến đi tuyệt vời nhất!
6. Lưu trú ở đâu khi ghé thăm Ngũ Chỉ Sơn?
Theo kinh nghiệm du lịch Sapa của Vietgoing bạn nên chọn chỗ nghỉ ở trung tâm Sapa để có thể thuận lợi di chuyển tham quan nhiều địa điểm khác. Gợi ý cho bạn một số khách sạn Sapa và homestay Sapa có lượt đánh giá tốt của du khách:
- Viettrekking Sapa Hotel
- Bamboo Sapa Hotel
- KK Sapa Hotel
- Pao's Sapa Leisure Hotel
- Sapa Charm Hotel
- Diamond Hotel Sapa
Bạn cũng có thể thử trải nghiệm tour Sapa được lên lịch trình cụ thể với hướng dẫn viên nhiệt tình giúp bạn hiểu hơn về vùng đất này! Dưới đây là một số lịch trình thú vị bạn có thể tham khảo:
- Tour Trải Nghiệm Vùng Cao: Sapa - Moana - Cát Cát - Fansipan 3 ngày 2 đêm
- Tour Chinh phục Fansipan: Nóc Nhà Đông Dương: Sapa - Moana - Fansipan - Bản Cát Cát 2 Ngày 2 đêm
- Tour Hà Nội - Tràng An - Bái Đính - Hạ Long - Sapa 6 Ngày 5 Đêm
- Tour Hà Nội - Lào Cai - Sapa 4 Ngày 3 Đêm
- Hạ Long Bay - Hạ Long Park - Sapa - Fansipan 4 ngày 3 đêm
Nguồn: Tổng hợp.
Cập nhật bởi: Vietgoing.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Ngũ Chỉ Sơn, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Lào Cai và lịch trình các tour du lịch Lào Cai mới nhất 2025 bạn nhé!