Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tiền Giang

Thạnh Tân, Tân Phước, Huyện Tân Phước, Tiền Giang (Xem bản đồ)
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

1. Thiền Viện Chánh Giác ở đâu?

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa  được xây dựng theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2. Di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Để đến Thiền viện các bạn có thể đi từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, rẽ phải 10km đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; tiếp tục đi thẳng 10km nữa thì tới thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Trên đường đi luôn có những bản chỉ dẫn để vào Thiền Viện, các bạn chỉ cần đi đúng hướng dẫn là tới nơi nhé!


>>> Khám phá ngay: Top 11 điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn du khách

3. Quá trình hình thành thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp thuận cho khởi công xây dựng ngày 28 tháng 4 năm 2012  theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa này được coi là đặc biệt không chỉ bởi thiết kế gần giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, mà còn vì nó được tạo nên bởi công sức của các vị Phật tử trong chùa.

Thiền viện có tổng diện tích 50ha bao gồm 30ha ban đầu và được người dân là Phật tử hiến tặng thêm 20ha với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo.

Bên cạnh việc hiến đất, các Phật tử đã hiến cúng nhiều cây đại thụ để tạo cảnh quan, và nhiều khối lượng đá tảng được sà lan chuyển về từ núi Thị Vải (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nhằm phục vụ cho việc xây dựng các hòn non bộ và trang trí.

Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác… cũng là hiện thân của tấm lòng thơm thảo các Phật tử dành tặng cho Thiền viện.


>>> Xem ngay: Cẩm nang Du lịch Tiền Giang từ A đến Z mới nhất

4. Cấu trúc thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Theo vị sư trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ở Tiền Giang, chùa có quy mô lớn hơn thiền viện tại Đà Lạt . Đặc biệt, hệ thống đê bao xung quanh thiền viện có khả năng ngăn được nước lũ dâng trong vài chục năm tới.

Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ…với tổng diện tích hơn 47.000m².

Khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000m², bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.

Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điện.

Sau 5 năm khởi công và xây dựng (2012 – 2016), các công trình cơ bản đã được hoàn thành nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thêm. Thiền viện ngày một khang trang đẹp đẽ, không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mang tới những dấu hiệu khả quan trong việc thu hút khách tham quan của tỉnh.



5. Hoạt động tôn giáo tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự, bao gồm các hoạt động: Tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền. 

Bên cạnh đó, định kỳ 2 tháng/lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử. Ngoài ra, Thiền viện còn thường xuyên tiếp khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan và chiêm bái.


Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ra đời, bên cạnh việc trở thành trung tâm tu học, còn tạo điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách tham quan, góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước. Ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, không chỉ để thưởng ngoạn kiến trúc đẹp đẽ của ngôi chùa, ta còn cảm nhận được tấm lòng thành kính hướng đến Phật tổ của người dân miền Tây chân chất, thật thà.

Khách sạn ở gần Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác (Xem tất cả)

Lạc Hồng Hotel Mỹ Tho

Khách sạn - Gần trung tâm
Phường 1, Mỹ Tho

550,000₫

Cửu Long Hotel Mỹ Tho

Đánh giá 10
Khách sạn - Gần trung tâm
Phường 1, Mỹ Tho

Miễn phí bữa sáng575,000₫

Mekong Mỹ Tho Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Phường 4, Mỹ Tho

Miễn phí bữa sáng590,000₫

Mekong Lodge Resort

Resort
Đông Hòa Hiệp, Cái Bè
Cách KDL Vinh Sang 11.7km
Cách KDL Trường Huy 15.3km

1,000,000₫

Mekong Riverside Boutique Resort & Spa Tiền Giang

Khách sạn
Hòa Khánh, Cái Bè

Miễn phí bữa sáng2,418,000₫

Chương Dương Hotel Mỹ Tho

Khách sạn - Gần trung tâm
Phường 1, Mỹ Tho

Điểm du lịch gần Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

Phim Trường Mekong

Huyện Châu Thành, Tiền Giang
Cách đây 14.9km

Bài viết liên quan Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thời điểm đẹp nhất để du lịch Tiền Giang Những tỉnh ở Miền Tây đều được thiên nhiên ưu ái nên chỉ có hai mùa rõ rệt đó là mùa nắng và mùa mùa mưa. Nên bạn có thể đến khám phá Tiền Giang tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, Tiền Giang được biết đến với nhiều miệt vườn cây ăn trái nổi tiếng, chính vì thế thời điểm mùa hè tầm tháng 6 đến tháng 9 sẽ là thích hợp nhất để có thể thưởng thức, chiêm ngưỡng nhiều loại cây ăn trái miền Tây nhất. Vào mùa thu hoạch nơi đây cũng trở nên nhộn nhịp, sôi nổi hơn bao giờ hết. Cách đi đến Tiền Giang? Theo như kinh nghiệm...

Cẩm nang Du lịch Tiền Giang từ A đến Z mới nhất

1. Chùa Bà – Châu Đốc – An Giang Nhắc tới những ngôi chùa ở Miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc tới Miếu Bà Chúa Xứ người dân thường gọi là Chùa Bà tọa lạc dưới chân Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được biết đến với sự linh thiêng “cầu gì được nấy”, cùng với kiến trúc độc đáo, Chùa Bà trở thành điểm du lịch An Giang về tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở miền Tây Nam Bộ. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến 27- 4 âm lịch, thu hút khoảng 4,5 triệu lư...

Về miền Tây thăm những ngôi chùa đẹp nổi tiếng linh thiêng

1. Chùa Vĩnh Tràng Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường, một ngôi chùa được xếp và hàng “những ngôi chùa có phong cách kiến trúc, nghệ thuật tuyệt hảo nhất miền Tây Nam Bộ”. Theo ghi chép từ sách Phật giáo Tiền Giang – Lược sử và những ngôi chùa (Hòa thượng Thích Huệ Thông, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) thì chùa được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để tu tập tại gia. Trải qua khoảng thời gian hơn 100 năm mưa nắng, thường xuyên mở rộng, trùng tù bởi nhiều đời trụ trì, chùa đến này là một ngôi tự...

Lập team khám phá địa điểm du lịch ở Tiền Giang

Biển Tân Thành Địa chỉ: Gò Công Đông, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km về hướng Đông, theo quốc lộ 50 Gọi là biển nhưng không phải để tắm, gọi là cát nhưng không phải gam màu óng vàng đặc trưng. Biển Tân Thành chứa những đặc điểm kì lạ xứng danh một trong những địa điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng. Biển Tân Thành thuộc loại biển cát đen hiếm có của Việt Nam. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ thích thú cảm nhận được sự êm ái của cát đen chảy tràn dưới chân, phóng tầm mắt ra xa thả hồn theo không gian biển lớn ngút ngàn. Khách du lịch ngoài dạo biển, chụp hì...

Top 11 điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn du khách
  • Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tiền Giang