Nhà thờ Phủ Cam, Thừa Thiên Huế

1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế (Xem bản đồ)
Nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng. Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.



>>> Tham khảo ngay: Khách sạn Huế


Nhà thờ Phủ Cam là một công trình có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc; và đây cũng là một tác phẩm tiêu biểu, quý giá của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ để lại cho Thành phố Huế cùng với những công trình khác như Viện Đại học Huế, Đại học Sư phạm Huế, Khách sạn Hương Giang, Khách sạn Century. Công trình là một dấu ấn kiến trúc hiện đại và xứng đáng là một di sản thời đại mới của Huế.


Ban đầu nhà thờ Phủ Cam là nhà nguyện Phủ Cam được xây dựng bằng tranh tre tại Xóm Đá, sát bờ sông An Cựu, do Linh mục Langlois (1640-1770) thực hiện vào năm 1682. Chỉ hai năm khi có điều kiện thuận lợi, chính Linh mục này đã và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng công trình mới bằng đá to lớn và kiên cố hơn. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nhà thờ cũ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn vào năm 1698.


>>> Xem ngay: Khách sạn Hội An


Sau hai thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử, năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys cho xây dựng nhà thờ Phủ Cam mới bằng gạch lợp ngói khá đồ sộ. Công trình hoàn thành xây dựng vào năm 1902, theo phong cách kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, nhà thờ này lại bị thay thế vào thập niên 60 của thế kỷ 20, bởi nhiều lý do như công trình ngày càng chật hẹp so với số lượng giáo dân địa phương tăng cao.

 

Năm 1960, Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng Giám mục Huế, ông đã lập kế hoạch xây nhà thờ Phủ Cam mới. Đầu năm 1963, ông cho triệt giải nhà thờ cũ và xây dựng nhà thờ mới rộng hơn theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó chính là nhà thờ chính tòa Phủ Cam hiện tại.

Trải qua những biến động thăng trầm của thời cuộc và chiến tranh, tới tháng 5/2000, nhà thờ Phủ Cam do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế mới thực sự hoàn thành.




Nhà thờ có mặt bằng kinh điển hình cây thánh giá, đỉnh cây thánh giá hướng về phía nam, chân cây thánh giá hướng về phía bắc là hướng chính của nhà thờ. Mặt chính nhà thờ có bố cục đăng đối với khối sảnh và thánh đường ở giữa, hai tháp chuông vươn cao hai bên. Nhà thờ được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại với vật liệu bê tông cốt thép. Hệ kết cấu chịu lực cũng chính là yếu tố chủ đạo của kiến trúc, nội thất công trình.

Cùng với hệ kết cấu bê tông cốt thép là các vật liệu truyền thống như đá, gỗ, ngói đất nung. Cửa sổ tường biên nhà thờ được tổ hợp từ những vòm cuốn cùng cây thánh giá. Các yếu tố địa phương, khí hậu được nghiên cứu kỹ với những vòm cửa và hiên sâu tránh nắng mưa.

 


>>> Tham khảo: Khách sạn Đà Nẵng


Các trụ đỡ mái thánh đường được bố trí sát chân tường biên, uốn cong vươn lên tạo thành vòm mái, mềm mại như đôi bàn tay chắp lại khi cầu nguyện. Lòng nhà thờ rộng kê những dãy ghế dài có thể chứa được 2.500 người dự lễ. Hai bên tường nhà thờ được trang trí bằng những bức tranh khung gỗ thể hiện về cuộc đời của Chúa Giêsu.

Công trình không có những trang trí rườm rà như những nhà thờ cổ điển thường thấy song không vì thế mà khô cứng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tài tình khi kết hợp kết cấu và kiến trúc, kiến trúc và nội thất, hình khối và đường nét, hình khối và vật liệu… tạo nên một nhà thờ hiện đại, khoáng đạt mà vẫn gần gũi.

Những cây thánh giá trên các vòm cửa được viền kính màu xanh nổi bật và tăng sự huyền ảo của ánh sáng khi chiếu từ ngoài vào sảnh.

 

Ban thờ chính được đặt sát vào phần lõm phía sau của lòng nhà thờ và nằm trên một bệ cao trang nghiêm. Cây thánh giá được làm bằng một cây thông già trên đồi Thiên An có tượng Chúa bị đóng đinh.

Ở hai phía ban thờ chính là hai không gian tưởng niệm. Bên trái là nơi thiết lập bàn thờ Thánh tử vì đạo Tống Viết Bường, người gốc Phủ Cam bị giết năm 1833. Bên phải là phần mộ cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền (1921-1988), người có nhiều công lao nhất trong việc xây dựng nhà thờ này.


Nguồn: VNexpress


Khách sạn ở gần Nhà thờ Phủ Cam (Xem tất cả)

Mondial Hotel Huế

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần sân bay
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 650m

Miễn phí bữa sáng863,000₫

Silk Path Grand Hotel Huế

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần sân bay
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 900m

Miễn phí bữa sáng2,473,000₫

Thanh Lịch Royal Boutique Huế

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần sân bay
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 910m

Miễn phí bữa sáng920,000₫

Nice Huế Hotel

Khách sạn
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 930m

Azerai La Residence Huế

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần sân bay
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 960m

Hue Harmony Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 960m

500,000₫

ÊMM Hotel Huế

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần sân bay
Phú Nhuận, Huế
Cách đây 1km

Alba Hotel Huế

Khách sạn
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 1.1km

Miễn phí bữa sáng863,000₫

Điểm du lịch gần Nhà thờ Phủ Cam

Chùa Từ Đàm Huế

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 320m

Trường Quốc Học Huế

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 540m

Tượng đài Quang Trung Núi Bân Huế

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 710m

Núi Ngự Bình

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 750m

Bài viết liên quan Nhà thờ Phủ Cam

1. Đại nội Huế – địa điểm du lịch Huế ấn tượng nhất Là địa điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất từ trước đến nay, chẳng ai khi đến Huế mà không muốn ghé thăm Đại Nội dù chỉ một lần. Đây chính là trung tâm lịch sử, công trình mang kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nằm ở địa phận phường Thuận Thành, TP. Huế, Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, là nơi vẫn còn lưu giữ những công trình kiến trúc độc đáo từ thời phong Kiến. Từ Cổng Ngọ Môn, cho đến Điện Thái Hòa, Cửu Đi...

Hành trình khám phá vùng xứ Huế mộng mơ ( P1)

1. Di chuyển Bọn mình book xe giường nằm giá vé 300k/chiều. Để tiết kiệm thời gian, nên đi và về bọn mình đều đi ban đêm 18h xuất phát, nhà xe sẽ chủ động gọi và nhắn tin cho bạn. 2. Nơi ở: Bạn có thể ở khách sạn, nhà nghỉ hoặc homestay,....bọn mình thì cần nơi nghỉ ngơi, ngay gần trung tâm, không gian ấm áp nên mình chọn Forest Tag Homestay giá phòng 300k/ngày (địa chỉ: 130 Trường Chinh). Thuê xe máy tại homstay luôn giá xe số 100k/ ngày. >>> Xem ngay: Khách sạn Huế 3.Đi chơi ở đâu: NGÀY 1: CHÙA THIÊN MỤ - LÀNG HƯƠNG XUÂN THUỶ - NHÀ THỜ PHỦ CAM...

Review Hà Nội - Huế 2 ngày 2 đêm, đã đi là chẳng muốn về
  • Nhà thờ Phủ Cam, Thừa Thiên Huế