Chùa Thiên Mụ Huế, Thừa Thiên Huế

Hương Long, Huế, Hương Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế (Xem bản đồ)
Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố này. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền một lời nguyền tình yêu. Bởi vậy đối với những ai chưa ghé thăm thì ngôi chùa thực chất là một ẩn số rất đáng để khám phá, tìm hiểu. Tới chùa Thiên Mụ, bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng và hiểu hơn về câu chuyện bí ẩn đằng sau nó.

 

Toàn cảnh chùa Thiên Mụ (ảnh: Sưu tầm Internet)

 

Chùa Thiên Mụ Huế - Những thông tin cần biết - Lịch sử và nguồn gốc tên gọi chùa Thiên Mụ Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế. Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng thời chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như một con rồng đang quay đầu nên năm 1601, chúa đã cho xây trên đồi một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.

Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường, vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Mãi cho đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Tuy nhiên ngày nay, người ta vẫn gọi với cả hai cái tên mỗi lần nhắc đến chùa.

 

1. Chùa Thiên Mụ Huế nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ Huế được xem là biểu tượng tôn giáo, tâm linh và sở hữu khung cảnh nên thơ trữ tình nên đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất trong khu vực đàng trong. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm ngay trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Do nằm giữa một không gian non nước hữu tình, nó đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm nghệ thuật thi ca, hội họa.

 

Toàn cảnh chùa Thiên Mụ (ảnh: Sưu tầm)

 

2. Hành trình trùng tu của Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ tính đến nay thì đã trải qua rất nhiều đợt tu sửa, một trong những cuộc trùng tu nổi bật nhất đó chính là vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) . Vào thời này, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tiến hành đúc lên một chiếc chuông nặng hơn hai tấn, đặc trưng trên chiếc chuông có khắc lên một bài minh. Khoảng năm 1714 ông tiếp tục trùng tu các công trình khác nhứ điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,…

Đặc biệt hơn thì ông còn cho người sang bên Trung Quốc mua về hơn 1.000 bộ kinh Phật. Tất cả những gì ông làm đều với mục đích ca ngợi triết lý của nhà Phật, toàn bộ kinh pháp đều được cất tại lầu Tàng Kinh. Ngoài ra còn có cả bộ kinh ghi rất chi tiết về Hòa thượng Thạch Liêm - một người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn chấn hưng được Phật giáo ở Đàng trong.

Xem thêm: Khám phá 17 điểm du lịch nổi tiếng ở Huế

 

3. Thời gian lý tưởng để đi tham quan Chùa Thiên Mụ

Huế là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm (trừ mùa mưa) và chùa Thiên Mụ cũng vậy. Nhưng nếu nói thời điểm nào lý tưởng nhất có lẽ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Khi này, thời tiết vô cùng sễ chịu, mát mẻ tạo điều kiện để du khách khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa.

 

4. Hướng dẫn đường đi Chùa Thiên Mụ và cách di chuyển

- Đường đến chùa Thiên Mụ Huế như thế nào?

Chùa Thiên Mụ Huế nằm cách trung tâm thành phố chỉ chừng 5 km về phía Tây nên mất khoảng 10 phút di chuyển là đến nơi. Bạn có thể đi xích lô, taxi hoặc xe máy đều được. Từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu. Đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến rồi rẽ phải vào đường Kim Long. Tiếp tục đi thêm 2 km nữa là tới nơi rồi.

 - Di chuyển đến chùa Thiên Mụ Huế bằng những phương tiện gì?

Thuê xe máy tham quan tự túc

Rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn thuê xe máy ở Huế để phục vụ cho hành trình khám phá của mình. Đơn giản việc thuê xe máy vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Khi di chuyển từ trung tâm thành phố đến Chùa Thiên Mụ bạn có thể đi bằng xe máy sẽ rất thuận tiện vừa có thể check in các điểm trên đường đi vừa hưởng thụ gió trời ở Huế sẽ rất thú vị.

 

Thuê xe grab, taxi khi đi theo nhóm gia đình

Khi bạn đi theo cùng gia đình có trẻ nhỏ và người lớn tuổi thì nên lựa chọn thuê xe ô tô dịch vụ du lịch ở Huế để phục vụ cho chuyến đi của mình. Chi phí khi bạn đi đến Chùa Thiên Mụ bằng taxi khoảng tầm 200k/1 chiều. Trong trường hợp bạn thuê xe dịch vụ thì khoảng tầm 500k phục vụ đưa đi 5 điểm nội thành kể cả Chùa Thiên Mụ. 

 

5. Bảng giá vé tham quan chùa Thiên Mụ và thời gian mở cửa

Chùa là một điểm đến hoàn toàn miễn phí và mở cửa đón khách cả ngày nên trong hành trình đi tham quan Huế của bạn có thể ghé thăm vào buổi nào mà mình thích. Đặc biệt, vào buổi tối ngôi chùa này càng trở nên lung linh với vô số ánh đèn lấp lánh. Tuy nhiên khi bạn gửi xe thì sẽ mất phí là 5.000VNĐ/1 xe máy nhé. Ngoài ra bạn sẽ chỉ mất thêm phí mua nhan vào cúng thôi nhé.

Xem thêm: Những điểm ngắm hoàng hôn siêu đẹp ở Huế

 

6. Chùa Thiên Mụ gắn liền với những lời nguyền

Từ xa xưa có lời kể rằng vào thời chúa Nguyễn đáng cai trị ở Đàng Trong vẫn còn tư tưởng lễ giáo phong kiến ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” vô cùng nặng nề. Lúc bấy giờ có một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng, vì ảnh hưởng phong tục đó nên hai người không được phép đến với nhau. Bởi lẻ cô gái là một tiêu thư, con nhà quan còn chàng trai thì mồ côi nhà nghèo. Quá đau khổ và buồn cho tình yêu của 2 người nên đôi nam nữ này đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ để tự vẫn.

 

Ảnh: Sưu tầm Internet

 

Tuy nhiên chỉ duy nhất chàng trai đã chết dưới dòng sông Hương còn cô gái lại được dân làng cứu sống. Trải qua nhiều năm cô gái cũng đã dần quên ký ức và được gả vào một nhà giàu. Chàng trai nằm dưới dòng sông chờ người yêu mà mãi không thấy sanh lòng uất ức nên đã nhập hồn vào ngôi chùa thiên Mụ. Lời nguyền bắt đầu đầu được truyền từ đời này sang đời khác, bất cứ đôi trai gái nào đang yêu nhau mà đến chùa Thiên Mụ là sẽ bị đỗ vỡ và chia tay. Chính vì lời nguyền này đã làm cho ngôi Chùa Linh Ứng ở Huế trở nên linh thiêng và huyền bí hơn.

 

7. Giãi mã lời nguyền năm xưa ở Chùa Thiên Mụ Huế

Rất nhiều người hỏi mình rằng: ”Nếu đang yêu nhau mà đến chùa Thiên Mụ là sẽ chia tay đỗ vỡ hay không?”. Sư thầy ở chùa cho biết chuyện người đời nói ở chùa về lời nguyền về tình yêu là không có. Bởi lẻ từ thời xưa ở chùa được trong rất nhiều cây cối. Các đôi trai gái thường rủ nhau đến chùa lạm dụng cây cối nhiều che bóng tối để làm nên những chuyện trái với đạo lý. Vì không thể chấp nhận được điều vô lý đó nên người dân đã truyền tai nhau về câu chuyện lời nguyền để giữ lại sự thanh tịnh trang nghiêm cho ngôi chùa.

Lời nguyền này vốn dĩ không hề ảnh hưởng đến chùa Thiên Mụ nên việc truyền từ đời này sang đời nọ vẫn được người dân lưu giữ. Đối với những cặp đôi yêu nhau lên đó để làm những chuyện không tốt trong một khung cảnh trang nghiệm, thanh tịnh. Nếu các bạn yêu nhau thật lòng, biết giữ trang nghiêm cho cửa Phật thì mình nghĩ nó sẽ không hề có vấn đề gì.

 

8. Vẻ đẹp của ngôi chùa Thiên Mụ Huế hơn 400 năm tuổi

8.1 Khung cảnh nên thơ chùa Thiên Mụ

Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ nhất, chùa Thiên Mụ Huế còn khiến bao du khách phải luyến lưu bởi vẻ đẹp bình yên khác biệt. Nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên với hình dáng như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng một tòa tháp cổ hướng đầu ra dòng sông Hương. Đặt chân đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc giữa chốn tiên cảnh và đắm mình trong không gian cổ kính. Xung quanh được bao phủ bởi những cây thông, cây cảnh, ao sen,... mang đến một cảm giác bình yên khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

 

Ảnh: Sưu tầm Internet

 

Để có thể đắm chìm với vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ dưới một góc cạnh khác thì bạn nên đi thuyền rồng trên Sông Hương. Nếu đi như vậy bạn sẽ tận mắt chứng kiến được rất nhiều điểm đặc trưng, thơ mộng của một ngôi chùa linh thiêng này.

8.2 Nét đẹp trong kiến trúc ngôi chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng quy mô, trở thành ngôi chùa gây ấn tượng mạnh về kiểu kiến trúc. Đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều quần thể bề thế bên trong như Tháp Phước Duyên, Điện Đại Hùng, Điện Quan Thế âm,… Toàn bộ các công trình này đều nằm trên ngọn đồi hình chữ nhật hướng Bắc - Nam. Bao bọc xung quanh là bức tường đá vô cùng vững chãi.

Xem thêm: Những điểm ngắm hoàng hôn siêu đẹp ở Huế

 

9. Những điểm tham quan hấp dẫn ở chùa Thiên Mụ Huế

Theo kinh nghiệm du lịch Huế cuar Vietgoing, nếu đã ghé thăm chùa thì nhất định bạn phải check-in cho bằng hết những điểm sau:

9.1 Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ Huế

Cổng Tam Quan là cánh cổng chính dẫn vào chùa, có cấu trúc gồm 2 tầng và 8 mái có 3 lối đi. Tại mỗi lối qua cổng đều có cửa ván gỗ, được bó bằng đinh gõ và đai kiên cố. Ở hai bên đặt những bức tượng hộ pháp như một cách trấn giữ ngôi chùa luôn được bình yên.

 

Cổng tam quan (ảnh: Sưu tầm Internet)

 

9.2 Tháp Phước Duyên - tòa tháp nổi bật ở chùa Thiên Mụ

Đây là một biểu tượng gắn liền với tiếng tăm lẫy lừng của chùa Thiên Mụ Huế. Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giáo cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau.

Trong tháo có hệ thống bậc thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất. Riêng tầng 6 và tầng 7, bạn phải đi bằng thang bộ làm từ gỗ. Tháp chính là công trình hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào chùa, hình ảnh của nó ngã bóng trên dòng sông Hương duyên dáng đã làm say đắm không biết bao tâm hồn.

 

 

9.3 Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu trong chùa Thiên Mụ

Nằm cuối khuôn viên chùa là khu mộ tháo cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. Công trình này được xây dựng trên nền thờ của vị hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị sư chủ trì nổi tiếng dành cả cuộc đời cho những hoạt động ích đạo. Ở đây cũng có ngôi tháp cao 7 tầng nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên, xung quanh là rừng thông xanh bát ngát.

 

Tháp mộ cổ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (ảnh: Sưu tầm Internet)

 

9.4 Điện Đại Hùng - chánh điện của chùa Thiên Mụ Huế

Là ngôi nhà chánh điện của chùa, nơi thờ phật Di Lạc có đôi tai rất lớn như để lắng nghe nổi khổ cực của chúng sinh và có chiếc bụng to khoan dung cho những lỗi lầm của dân. Điện có kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc được phục chế vào năm 1959, các cột kèo đổ bằng bê tông, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ. Ngoài ra trong điện còn có chiếc chuông đồng hình nhật nguyệt và bức hoành phi trên cao khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.

 

Ngôi Đại Hùng Bửu Điện (ảnh: Sưu tầm Internet)

 

 9.5 Điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm phía cuối chùa Thiên Mụ

Di chuyển ra cuối chùa Thiên Mụ Huế, ngay sau lưng điện Đại Hùng là điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm. Điện Địa Tạng xây trên nền điện Di lạ được chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Còn điện Quan Thế Âm nằm giữa rừng cây, trang trí giản dị hơn. Tuy không có hoa văn nhưng vẫn gợi lên không khí trang nghiêm. Bên trong chính điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng với vẻ mặt dịu dàng ngồi trên đài sen, phía trên là bức hoàng phi Quán Âm Điện.

 

Điện Địa Tạng (ảnh: Sưu tầm Internet)

 

9.6 Đinh Hương Nguyên độc đáo tại chùa Thiên Mụ Huế

Công trình này được xây dựng từ thời vua Thiệu Thị và nằm ngay phía trước mặt tháo Phước Duyên. Đinh Hương Nguyên làm bằng gỗ với kiến trúc vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, cơn bão đổ bộ vào thành phố Huế vào năm 1904 đã khiến nó bị hư hỏng nặng. Sau đó, người ta mới phục dựng lại và đến nay vẫn tồn tại, thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Bên cạnh đó, chiếc xe bất tử Austin trong vườn hoa chùa Thiên Mụ cũng rất đang để chiêm ngưỡng. Chiếc xe là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức – vị hòa thượng đã tự thêu mình vào ngày 11/6/1963 bên chiếc xe để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến giờ, chiếc xe vẫn ở đó chỉ có điều đã khá cũ, màu sơn nhạt dần.

Xem thêm: Hành trình khám phá vùng xứ Huế mộng mơ ( P1)

 

Ảnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Review Hà Nội - Huế 2 ngày 2 đêm, đã đi là chẳng muốn về

 

10. Những món ăn ở Chùa Thiên Mụ bạn nhất định phải thử

Đến với Huế chắc chắn bạn không thể bỏ qua những món ăn vô cùng nổi tiếng đó chính là bún bò, bánh lọc, chè,… Đặc biệt đến với Huế bạn nên thử món bún Hến ăn trông rất lạ miệng nhưng đảm bảo rất ngon luôn nhé. Khuyến cáo bạn nào bụng yếu thì hạn chế ăn món này nhé kẻo sẽ bị đau bụng nhé.

* Một số địa điểm ăn uống phổ biển ngon nhất Huế để các bạn tham khảo nhé:

- Chè Hẻm: đường Hùng Vương – Thừa Thiên Huế

- Bún bò: đường Lê Lợi – Thừa Thiên Huế

- Bánh canh cua: đường Phạm Hồng Thái – Thừa Thiên Huế

- Bánh ép Huế: Thuận An – Thừa Thiên Huế

- Bánh bèo, bánh nậm: Nguyễn Thái Học – Thừa Thiên Huế

- Bún Hến: Nguyễn Sinh Cung gần chùa Thiên Mụ

* Những địa điểm du lịch gần chùa Thiên Mụ

Các địa điểm du lịch Huế không chỉ nổi bật là Chùa Thiên Mụ mà còn rất nổi tiếng về nhiều công trình kiến trúc khác như:

- Đại Nội Huế

Ai đến Huế thì cũng chắc chắn sẽ ghé đến thăm Đại Nội Huế, ở đây cách Chùa Thiên Mụ khoảng chừng 4km. Bạn có thể lựa chọn đến đây tham quan trước hoặc sau vẫn được nhưng thường mọi người sẽ đến trước. Bởi lẽ ở đây sẽ đóng cửa từ 18h30, nên tranh thủ ghé trước thì bạn sẽ có cơ hội được tham quan nhiều hơn nhé.

Đến đây du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi những công trình kiến trúc nổi bật vào thời Nguyễn được lưu giữ đến tận bây giờ. Ngoài ra bạn còn có thể tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử dân tộc hào hùng lúc bấy giờ.

- Cầu Trường Tiền

Để có thể di chuyển đến Chùa Thiên Mụ bạn chắc hẳn phải ghé qua cầu Trường Tiền. Đây chính là một trong những điểm nhấn của du lịch Huế cách chùa khoàng 6km thôi nha. Cây cầu được bắc ngang qua dòng sông Hương đầy thơ mộng.

Ban ngày bạn sẽ chỉ thấy nó đơn gian chỉ là một cây câu nhưng khi đêm xuống bóng đèn bắt đầu được bật lên cũng là lúc vẻ đẹp quyến rũ của cây cầu này xuất hiện. Tản bộ đi dọc cầu bạn sẽ check in được rất nhiều tấm ảnh tuyệt đẹp, đặc biệt vào mùa hoa phượng nở bạn sẽ sưu tầm được những khoảnh khắc đầy thơ mộng của chiếc cầu này

Lăng Khải Định

Một trong những điểm đến mà hầu như ai cũng muốn khám phá đó chính là Lăng Khải Định Huế. Lăng này nằm cách chùa Thiên Mụ khoảng 8km, sau khi tham quan ở chùa xong thì bạn có thể di chuyển lên lăng để khám phá.

Lăng Khải Định được coi là một trong những lăng được xây kỳ công nhất và đầu tư nhiều nhất. Lăng được sử dụng những mảnh gốm sứ cao cấp chắp lại với nhau tạo nên một hình ảnh vô cùng độc đáo. Tất cả các trụ cột, cổng chào đều được điêu khắc một cách chọn lọc và vô cùng sắc xảo.

 

Tất cả những điểm đến trên đều có tại Tour di lịch Huế vô cùng hấp dẫn tại Vietgoing, bạn hãy chọn cho mình một tour để có mình những trải nghiệm thú vị nhé!

Xem thêm: Review Hà Nội - Huế 2 ngày 2 đêm, đã đi là chẳng muốn về

 

11. Du lịch chùa Thiên Mụ Huế cần lưu ý những gì?

  • Chùa Thiên Mụ Huế là chốn linh thiêng bậc nhất vì thế đến tham quan bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tuyệt đối không mặc đồ quá ngắn, hở hang.
  • Không gian ở chùa luôn thanh tịnh và bình yên, các bạn chú ý không trò chuyện quá lớn cũng hạn chế đùa nghịch hay nói bậy, chửi bậy.
  • Để tham quan hết chùa mất khá nhiều thời gian, bạn sẽ thấy mệt vậy nên đừng quên mang theo nước uống hoặc ô che nắng nhé!
  • Tóm lại Chùa Thiên Mụ Huế là một trong những điểm du lịch mang tính tâm linh, nhiều du khách lựa chọn đến đây để gửi gắm những lời cầu nguyện mong cho gia đạo bình an. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bạn tham khảo cho chuyến đi du lịch Huế của mình nhé.
 
 
 

Khách sạn ở gần Chùa Thiên Mụ Huế (Xem tất cả)

Riverside Boutique Resort & Spa Huế

Resort
Thuỷ Biều, Huế
Cách đây 680m
Cách Lăng Tự Đức 3.4km
Cách Đại Nội Huế 4.6km

Huế Ecolodge

Resort
Thuỷ Biều, Huế
Cách đây 1.9km

Sahi Homestay Retreat Huế

Homestay
, Huế
Cách đây 2.1km

Ancient Hue Garden Houses

Resort
Kim Long, Huế
Cách đây 2.2km

Silk Path Grand Hotel Huế

Khách sạn - Gần trung tâm
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 3.8km

Azerai La Residence Huế

Khách sạn - Gần trung tâm
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 3.8km

Mondial Hotel Huế

Khách sạn - Gần trung tâm
Vĩnh Ninh, Huế
Cách đây 4.1km

Spatel d'Annam - Imperial Boutique Spa Huế

Khách sạn - Gần trung tâm
Thuận Thành, Huế
Cách đây 4.3km
Cách Sông Hương 1.1km

Các tour du lịch đi Chùa Thiên Mụ Huế Xem tất cả

Điểm du lịch gần Chùa Thiên Mụ Huế

Làng Hương Thủy Xuân

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 1.8km

Lăng Tự Đức

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 2km

Đồi Vọng Cảnh - Huế

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 2.4km

Chùa Từ Đàm Huế

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Cách đây 2.4km

Bài viết liên quan Chùa Thiên Mụ Huế

Đại Nội Huế Nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, Đại Nội Huế là một quần thế di tích văn hoá được công nhận là di tích văn hoá thế giới. Quần thế Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được bao bọc bởi khu vực Kinh thành. Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, địa điểm du lịch Huế bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế, đồ sộ mang đậm nét kiến trúc thời nhà Nguyễn. Không chỉ có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử, bạn còn được tha hồ chụp ảnh trong không gian kiến trúc độc đáo này. Đặc biệt hơn...

Khám phá 17 điểm du lịch nổi tiếng ở Huế

1. Hòn Đá Cụ Rùa – Đèo Hải Vân Hòn Đá Cụ Rùa nằm cheo leo ở độ cao 500m trên đèo Hải Vân hùng vĩ – con đèo nối liền giữa Huế và Đà Nẵng. Từ Hòn Đá Cụ Rùa, bạn có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của Đèo Hải Vân từ trên cao. Một khung cảnh tươi xanh đẹp tuyệt vời, trên là trời xanh, kế tiếp là rừng núi bạt ngàn và rồi đến biển xanh bao la ôm lấy núi. Xa xa là những cung đường cong quyến rũ, uốn lượn quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi như một dải lụa vắt ngang giữa lưng chừng trời mây. Một background không thể “xịn sò” hơn cho những shoot hình sống ảo lun...

Bỏ túi ngay 10 điểm sống ảo đẹp ở xứ Huế mộng mơ

1. Đại nội Huế – địa điểm du lịch Huế ấn tượng nhất Là địa điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất từ trước đến nay, chẳng ai khi đến Huế mà không muốn ghé thăm Đại Nội dù chỉ một lần. Đây chính là trung tâm lịch sử, công trình mang kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nằm ở địa phận phường Thuận Thành, TP. Huế, Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, là nơi vẫn còn lưu giữ những công trình kiến trúc độc đáo từ thời phong Kiến. Từ Cổng Ngọ Môn, cho đến Điện Thái Hòa, Cửu Đi...

Hành trình khám phá vùng xứ Huế mộng mơ ( P1)

1. Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ c...

Bỏ túi ngay 14 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam

1. Chùa Cổ Am (Nghệ An) Chùa Cổ Am nằm trên địa phận xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu. Từ lâu ngôi chùa này đã được nhiều người biết đến như là một cổ tự thuộc quần thể di tích lịch sử Lèn Hai Vai. Theo như ý nghĩa của các dòng chữ nho được chạm khắc trên cột đá nằm ngay trước chánh điện thì ngôi chùa này đã được ra đời từ thời Hậu Lê và tính tới nay đã hơn 600 năm. Vào dịp Tết Nguyên đán hay mồng 1 và rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, có rất nhiều khách thập phương đều đến Chùa Cổ Am để cầu bình an và mong ước những điều may mắn. Một trong những lý do khiến du...

Những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Trung mà bạn nhất định phải đặt chân đến 1 lần trong đời
  • Chùa Thiên Mụ Huế, Thừa Thiên Huế