Cẩm nang du lịch thác Bản Giốc từ A đến Z mới nhất

Cẩm nang du lịch thác Bản Giốc từ A đến Z mới nhất

Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.

 

1. Đi thác Bản Giốc mùa nào đẹp

Nhiều bạn trước khi đi đều cố công tìm kiếm xem đi phượt Thác Bản Giốc thì nên đi vào mùa nào, mùa nào đi Thác Bản Giốc đẹp nhất? Các bạn chỉ cần để ý một chút sẽ thấy, đi thác thì phải đi vào mùa mưa lúc đó lượng nước đổ về từ đầu nguồn sẽ nhiều khiến thác đẹp lung linh huyền ảo. Mùa mưa Cao Bằng nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thường vào mùa hè, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Chính vì vậy, lựa chọn đi Bản Giốc vào mùa này sẽ đẹp hơn, tuy nhiên vì mùa mưa miền Bắc thường kéo theo lũ quét khá nguy hiểm nên nếu đi các bạn nên chọn thời điểm sau khi kết thúc khoảng thời gian mưa cho an toàn.

2. Hướng dẫn đi tới Thác Bản Giốc

Cách Hà Nội vào khoảng gần 400km, đi phượt thác Bản Giốc bằng xe máy sẽ là một lựa chọn thú vị với những nhóm có đông người, đi bằng xe máy các bạn còn có thể kết hợp phượt Hà Giang hoặc phượt Mẫu Sơn để làm tròn một cung đường

Đi bằng xe máy các bạn cũng có 2 lựa chọn. Nếu mang theo xe máy từ Hà Nội các bạn có thể tranh thủ đi Bản Giốc trong 2 ngày cuối tuần, khởi hành từ tối thứ 6 (tuy nhiên nếu 3 ngày thì thoải mái hơn nhiều) theo lịch trình Hà Nội – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Thác Bản Giốc – Cao Bằng  – Thất Khê – Lạng Sơn – Hà Nội.

Nếu không muốn chạy xe máy từ Hà Nội, các bạn có thể đi xe khách giường nằm lên Tp Cao Bằng, lên tới nơi thì thuê xe máy ở Tp Cao Bằng rồi đi thác Bản Giốc, xong xuôi thì quay lại trả xe rồi lại lên ô tô về Hà Nội, cách này nhàn hơn nhưng đi kiểu vậy hơi chán. Bạn có thể gửi xe máy cùng ô tô đi lên Cao Bằng từ tối thứ 6, sáng thứ 7 có mặt ở Cao Bằng rồi đi Bản Giốc, lúc về vẫn chạy theo đường Lạng Sơn cho nhanh.

3. Lưu trú khi Du lịch Thác Bản Giốc ?

Resort Sài Gòn – Bản Giốc
Địa chỉ: Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng

Yen Nhi Homestay
Địa chỉ: Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng

 


 

Ngườm Ngao Bản Giốc Homestay
Địa chỉ: Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng

>>> Xem thêm: Khách sạn Cao Bằng

4. Chơi gì khi đi phượt Thác Bản Giốc

Đi thác thì rõ ràng chỉ có chơi thác thôi đúng không? Nói vậy chứ trên đường đi Bản Giốc có khá nhiều điểm hay ho mà các bạn có thể kết hợp để đi cùng, mấy khi có dịp du lịch Cao Bằng mà

Hồ Thang Hen

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thăng Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Một điều đặc biệt kỳ thú khi người dân nơi đây cho biết cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thăng Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên. Và ấn tượng nữa là khi vào mùa lũ nước hồ Thăng Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng chuyển màu đỏ lựng.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.

Theo tiếng Tày, “ngườm” là “động”, “ngao” là “hổ”; “Ngườm Ngao” có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ… được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam.

Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao – một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng. Công trình được xây dựng trên diện tích 2 ha với kinh phí khoảng 38 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các tập đoàn và các nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ

Cột mốc biên giới Việt – Trung

Trong số 1.971 cột mốc cắm ở 7 tỉnh biên giới phía bắc, Cao Bằng có nhiều cột mốc nhất (634 cột mốc), nên được gọi là tỉnh có ‘thế mạnh cột mốc’ – thế mạnh mà đã phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi, xương máu. Các bạn yêu thích việc check-in với các cột mốc biên giới có thể tham khảo và kết hợp khi đi du lịch Cao Bằng. Khu vực thác Bản Giốc hiện có các mốc 835 và 836 mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận chụp ảnh mà không cần xin phép như các khu vực khác (dọc theo bờ sông Quây Sơn các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều mốc chạy dọc bờ sông này, đây là đoạn biên giới tự nhiên giữa 2 nước)

4. Ăn gì khi du lịch Thác Bản Giốc

Vịt quay

 

Đây là một món ăn rất quen thuộc ở miền xuôi nhưng bạn có biết rằng đây chính là đặc sản của tỉnh Cao Bằng mà ai thử qua cũng phải tấm tắc khen ngon. Vịt được lựa chọn công phu, phải à vịt cỏ thịt chắc và sáng lông, được ướp với 7 hương vị đặc trưng làm nên món vịt Cao Bằng ngon ngất ngây. Thịt chín có vị ngọt, mềm, không bở, không dai, cắn chậm dãi bạn sẽ cảm nhận được vị béo và ngọt của thịt cùng mật ong như tan chảy vị giác.

 

Bánh khảo

Bánh khảo là một món ăn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp lễ Tết. Công việc làm bánh khảo đòi hỏi có đôi ban tay khéo léo, công phu. Gạo nếp sau khi vo để khô rồi rang chín sau đó được xay mịn, hạ thổ qua đêm để bột bánh ỉu và có độ dai. Bánh khi làm xong được đổ vào giấy vương, đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào và dùng hồ dán lại. Món bánh đặc trưng này đảm bảo sẽ khiến bạn thích mê đấy nhé!

 

Xôi trám

Du lịch thác Bản Giốc mà không thử qua món xôi trám sẽ khiến bạn tiếc hùi hụi đấy. Món xôi trám ngon phải được lựa từ trái trám chín mọng và tươi, sau đó ngâm nước ấm, lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám khi nấu xong có màu tím hồng trông vô cùng băt mắt. Trám Cao Bằng còn được chế biến thành các thức quà vặt lạ miệng và hấp dẫn như ô mai trám, đậu sị hya dùng kho cá, sốt đậu phụ cũng rất ngon.

 

Tour du lịch liên quan

Khách sạn được ưa thích ở Cao Bằng Xem tất cả

Mina Homestay Cao Bằng

Homestay
Sông Hiến, Cao Bằng

399,000₫

Sơn Tùng Hotel Cao Bằng

Khách sạn - Gần trung tâm
Hợp Giang, Cao Bằng

499,000₫

Los Angeles Hotel Cao Bằng

Khách sạn - Gần trung tâm
Hợp Giang, Cao Bằng

499,000₫

Bằng Giang Hotel Cao Bằng

Khách sạn - Gần trung tâm
Hợp Giang, Cao Bằng

550,000₫

Sunny Hotel Cao Bằng

Khách sạn - Gần trung tâm
Hợp Giang, Cao Bằng

Miễn phí bữa sáng630,000₫

Mường Thanh Luxury Cao Bằng

Khách sạn - Gần trung tâm
Hợp Giang, Cao Bằng

1,265,000₫

Luxury Hotel Cao Bằng

Đánh giá 10
Khách sạn
Hợp Giang, Cao Bằng

Primrose Cao Bằng

Đánh giá 10
Homestay
Hợp Giang, Cao Bằng