Trên bản đồ du lịch Việt Nam, TP.HCM luôn là cái tên hấp dẫn, không chỉ bởi vẻ đẹp sôi động, hiện đại mà còn bởi giá trị văn hóa, lịch sử còn ghi đậm dấu ấn nơi đây. Nếu có dịp du lịch TP.HCM, bạn hãy ghé thăm ngay Dinh Độc Lập, một công trình nguy nga, gắn liền với lịch sử đấu tranh toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước Việt Nam năm 1975. Hôm nay hãy cùng theo chân Vietgoing đi khám phá nét đẹp nơi đây nhé!
>>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sài Gòn từ A đến Z mới nhất
Mục lục
1. Giới thiệu về Dinh Độc Lập Sài Gòn
Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.
Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng với mục đích làm nơi ở dành cho Tổng thống (Phủ Tổng thống, Phủ Toàn Quyền) từ trước năm 1975.
Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dinh Thống Nhất là một cách gọi nhầm lẫn từ hai thực thể Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất vì người ta nghĩ rằng sau năm 1975 Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này cả.
Ngoài ra, trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hồng Kông). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon III.
>>> Xem thêm: Top 10 khách sạn tại Quận 1, Hồ Chí Minh đẹp có bể bơi cực chill
2. Lịch sử Dinh Độc Lập Sài Gòn
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền (cơ quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ hai, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một chức vụ gần tương đương với chức vụ Toàn quyền thời thuộc địa.
>>> Xem thêm: Top 20 khách sạn tại Quận 1 giá rẻ được yêu thích nhất hiện nay
3. Dinh Độc Lập Sài Gòn Ở Đâu?
Dinh Độc Lập tọa lạc ở trung tâm Quận 1, TP. HCM và được giới hạn bởi 4 trục đường chính.
Đại chỉ Dinh Độc Lập:
135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
106 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
4. Cách di chuyển đến Dinh Độc Lập Sài Gòn
Dinh Độc Lập tọa lạc ở vị trí đắc địa của thành phố nên rất dễ tìm đến. Bạn có thể đến đây bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng.
Nếu đi bằng ô tô hoặc xe máy, bạn có thể gửi xe ở phía đường Huyền Trân Công Chúa hoặc công viên Tao Đàn ở đường Trương Định.
Còn nếu bạn đi bằng xe buýt thì tham khảo một số tuyến đi qua Dinh Độc Lập sau đây:
Tuyến 01: Bến Thành - Bến xe Chợ Lớn
Tuyến 02: Bến Thành - Bến xe Miền Tây
Tuyến 03: Bến Thành - Thạnh Lộc
Tuyến 04: Bến Thành - Cộng Hòa - Bến xe An Sương
Tuyến 05: Bến xe Chợ Lớn - Biên Hòa
>>> Xem thêm: 9 điểm du lịch phải ghé qua khi tới Sài Gòn
5. Giá vé Dinh Độc Lập Sài Gòn
Vé tham quan Tòa nhà chính và Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”:
Người lớn: 65.000đ/người
Sinh viên: 45.000đ/người
Trẻ em: 15.000đ/người
Vé tham quan Tòa nhà chính:
Người lớn: 40.000đ/người
Sinh viên: 20.000đ/người
Trẻ em: 10.000đ/người
Giờ Mở Cửa Dinh Độc Lập Sài Gòn
Dinh Độc Lập mở cửa phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết với khung thời gian được quy định như sau:
Giờ bán vé: 8h00 - 12h00
Giờ tham quan:
Tòa nhà chính: 8h00 - 13h00
Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”: 9h00 – 13h00
>>> Xem thêm: Các điểm du lịch gần Sài Gòn hấp dẫn khách du lịch
6. Kinh nghiệm tham quan Dinh Độc Lập Dài Gòn
Đến với Dinh Độc Lập, bạn sẽ được đưa đến 3 khu vực chính là: khu cố định, khu chuyên đề và khu bổ sung để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, những di tích văn hóa có giá trị lịch sử và những tư liệu lịch sử quý giá. Ngoài ra, triển lãm đặc biệt “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966” được tổ chức tại ngôi biệt thự trăm tuổi duy nhất trong Dinh Độc Lập cũng rất đáng xem. Với cách diễn giải lịch sử hoàn toàn mới, giới thiệu một cách ngắn gọn và đa chiều những sự kiện trọng đại đã xảy ra ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam trong quá khứ, giúp khán giả hiểu rõ hơn những nét lịch sử quan trọng liên quan đến Dinh Norodom - Dinh Độc Lập trong một giai đoạn lịch sử.
Có nhiều cách khác nhau để di chuyển quanh Dinh Độc Lập và tham quan khu di sản. Ngoài việc được tự do trải nghiệm qua hệ thống bảng, biển hiệu hiện đại, bạn cũng có thể lựa chọn đi xe điện (khoảng 10 phút) để đỡ mệt và thoải mái ngắm cảnh, hoặc đăng ký gặp bình luận viên, hướng dẫn viên để biết thêm thông tin lịch sử. Đối với du khách quốc tế, hệ thống hướng dẫn âm thanh 10 ngôn ngữ (bình luận tự động bằng tai nghe điện tử) giúp chuyến tham quan của họ dễ dàng và thoải mái hơn. Đặc biệt sau chuyến tham quan, quý khách có thể dành 30 phút xem phim tài liệu “Lịch sử Dinh Độc Lập” trong phòng chiếu hiện đại, tiện nghi hỗ trợ đến 4 thứ tiếng, giúp cho chuyến tham quan di tích của quý khách thêm sinh động và thú vị.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Dinh Độc Lập, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Hồ Chí Minh và lịch trình các tour du lịch Hồ Chí Minh mới nhất 2025 bạn nhé!