Chùa Bà Thiên Hậu, Hồ Chí Minh

710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.


Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,... đầu phía bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ôn Lăng Hội Quán...



Theo học giả Vương Hồng Sển thì Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.

>>> Xem ngay: Khách sạn Hồ Chí Minh


Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền lâm bão lớn... Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu"

Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.


Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh".

Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.


Khách sạn ở gần Chùa Bà Thiên Hậu (Xem tất cả)

Golda Hotel Hồ Chí Minh

Đánh giá 9
Khách sạn
Phường 12, Quận 5
Cách đây 490m

750,000₫

Lá Hotel Q10

Khách sạn
Phường 05, Quận 10
Cách đây 930m

Huệ Mỹ Hotel

Đánh giá 9.4
Khách sạn
Phường 05, Quận 10
Cách đây 980m

600,000₫

Valentine Hotel

Đánh giá 9.1
Khách sạn
Phường 05, Quận 5
Cách đây 1.2km

920,000₫

Windsor Plaza Hotel

Đánh giá 10
Khách sạn
Phường 09, Quận 5
Cách đây 1.4km

Đông Kinh Hotel

Đánh giá 9.6
Khách sạn
Phường 05, Quận 5
Cách đây 1.5km

900,000₫

Zazz Urban Ho Chi Minh Hotel

Đánh giá 10
Khách sạn
Phường 09, Quận 5
Cách đây 1.5km

Miễn phí bữa sáng1,840,000₫

Signature Boutique Hotel

Khách sạn
Phường 03, Quận 5
Cách đây 2.1km

Miễn phí bữa sáng863,000₫

Điểm du lịch gần Chùa Bà Thiên Hậu

Chợ Lớn Mới - Chợ Bình Tây

Quận 6, Hồ Chí Minh
Cách đây 730m

Chùa Giác Lâm

Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
Cách đây 1.9km

Công Viên Nước Đầm Sen

Quận 11, Hồ Chí Minh
Cách đây 2km

Phố Đi Bộ Bùi Viện

Quận 1, Hồ Chí Minh
Cách đây 2.4km

Bài viết liên quan Chùa Bà Thiên Hậu

Du lịch Cà Mau là địa điểm được nhiều du khách phương xa tìm kiếm. Nơi đây còn được gọi là “Thiên đường giao thoa của rừng và biển”. Sông nước Cà Mau là điểm đến thu hút khách du lịch bởi cảnh sắc thiên nhiên miền sông nước trữ tình. Hay những món ăn đặc sản đậm đà hương vị miền Tây mà không phải nơi nào cũng có được mùi vị đấy. Hãy cùng nhau khám phá địa điểm cuối cùng phía Nam Tổ Quốc có gì vui nhé. Kinh nghiệm du lịch Cà Mau năm 2021 Du lịch Cà Mau là về với vùng đất thiêng của Tổ quốc. Nơi đây được bao bọc bởi rừng đước và biển mênh mông;...

Cẩm nang du lịch Cà Mau từ A đến Z mới nhất

1. Việt Nam Quốc Tự Việt Nam Quốc Tự toạ lạc tại con đường 3/2, quận 10 sầm uất, Việt Nam Quốc Tự vẫn giữ được nét đẹp yên tĩnh của một nơi tôn nghiêm. Được xây từ năm 1963, nhưng đến tận năm 2017 Việt Nam Quốc Tự mới chính thức được tu sửa và khánh thành, mang diện mạo như hiện tại. Ngôi chùa được trùng tu hàng năm. Có diện tích lên đến 7.200 m2, Việt Nam Quốc Tự vào những dịp mùng 1, rằm hay các ngày lễ Thần, Phật lớn đều đông đúc người thăm viếng. Tuy nhiên, Covid-19 diễn biến phức tạp khiến ngôi chùa vắng lặng ngày Tết. 2. Chùa Pháp Hoa Chùa Pháp Hoa...

Viếng chùa Sài Gòn đầu năm Tân Sửu

1. Miếu Phù Châu Miếu Phù Châu (quận Gò Vấp) là địa chỉ cầu duyên nổi tiếng ở TP HCM, vì khách muốn đến viếng phải đi đò. Miếu được xây trên cồn đất nhỏ khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi . Bàn thờ Ngũ Hành Nương Nương trong miếu là nơi cầu duyên, bên cạnh cầu an và cầu may. Người ta thường rỉ tai nhau, người tới cầu duyên nên dâng lễ vật gồm dừa, trầu cau, hoa cúc, hoặc thêm cả hoa sen. Trong đó, trầu cau đại diện cho duyên tình lứa đôi, dừa theo tín ngưỡng Nam Bộ tượng trưng cho sự may mắn. 2. Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Th...

5 chốn cầu duyên linh thiêng ở Sài Gòn
  • Chùa Bà Thiên Hậu, Hồ Chí Minh