Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự), Sóc Trăng

Số 286 Tôn Đức Thắng, phường 5, Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng (Xem bản đồ)
Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)
Nếu bạn có dự định đến Sóc Trăng, đừng quên ghé thăm Chùa Đất Sét - một điểm đến đầy thú vị và độc đáo về tâm linh. Trải nghiệm khám phá ở đây hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những kỉ niệm đặc biệt và đáng nhớ trong chuyến du lịch của mình. Hãy cùng Vietgoing tận hưởng cơ hội để chiêm bái ngôi chùa nổi tiếng này và vẻ đẹp tinh tế của nó nhé!

1. Giới thiệu chung về Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

1.1. Địa chỉ

Địa chỉ: Số 286, đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

1.2. Đôi nét về Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

Tỉnh Sóc Trăng, nằm ở hạ lưu Nam sông Hậu, được mệnh danh là “Xứ sở chùa Vàng” nổi tiếng với vô số lễ hội độc đáo cũng như hàng trăm công trình tôn giáo lớn nhỏ. Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh độc đáo nhất .Đến tham quan chùa, du khách trong nước và quốc tế có cơ hội tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa, tinh thần và sinh hoạt tôn giáo của người dân Sóc Trăng. Được chính quyền công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào ngày 10/12/2010 . Bất cứ ai ghé thăm nơi này đều không khỏi ngạc nhiên trước vô số hiện vật được điêu khắc hoàn toàn từ đất sét (với hơn 1991 bức tượng làm bằng đất sét cùng 8 cây nến nặng 1,4 tấn). Điều này cũng lý giải tên gọi “Chùa Đất Sét” cho công trình tôn giáo ấn tượng này.

Chùa Đất Sét không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là một điểm tham quan lịch sử và văn hóa đầy hấp dẫn tại Sóc Trăng. Nếu bạn đến thăm tỉnh này, đừng quên ghé qua Chùa Đất Sét để trải nghiệm không gian thanh tịnh và khám phá vẻ đẹp của nền văn hóa Phật Giáo đậm đà tại đây.

Ảnh: Sưu tầm Internet

2. Di chuyển đến Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự) bằng cách nào?

Tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho du khách cho du khách, rất dễ tìm và không mất nhiều thời gian để ghé thăm.

Để đến Chùa Đất Sét, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện sau:

  • Xe ô tô: Phù hợp cho nhóm đông người.
  • Xe Máy/Xe Đạp: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảnh quan địa phương, có thể thuê hoặc sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến chùa.
Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Kiến trúc độc đáo của Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

Bửu Sơn tự có diện tích khoảng 400m2 với kiến trúc chân phương cột gỗ mái tôn nhưng ngôi cổ tự này lại chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật rất độc đáo. Đó là gần 2.000 tượng phật lớn nhỏ, cùng với linh thú, vật thờ được nghệ nhân Ngô Kim Tòng nặn bằng đất sét trong suốt 42 năm (từ năm 1929 đến năm 1970). Du lịch Sóc Trăng, đến thăm Chùa Đất Sét ai cũng trầm trồ thán phục và ngưỡng mộ bậc kỳ tài đã dùng tâm quyết cả đời và lòng mến mộ Phật pháp đã sáng tạo ra công trình đầy kỳ công này.

Qua cánh cổng tam quan của chùa, theo con đường bê tông dẫn vào cửa bên hông, du khách sẽ được đón tiếp bởi một chú voi to màu trắng, cao khoảng 2m, trước khi tiến vào gian chính thờ Phật. Sự sắp đặt tượng Phật tại đây lộ rõ tư tưởng "Tam giáo cộng đồng" (Phật-Nho-Lão), với đủ hình tượng từ A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử,... cho đến Phật Di Lặc. Điểm đặc biệt nổi bật là tháp Đa Bảo, được xây dựng từ năm 1939 khi ông Tòng mới 30 tuổi. Tháp cao 4m, có 13 tầng, mỗi tầng 16 cửa với tổng cộng 208 tượng Phật và 156 con rồng uốn lượn xung quanh, tạo thành một vẻ đẹp trang nghiêm và uy nghiêm.

Tượng voi trắng cao 2m (Ảnh: Sưu tầm Internet)
 
Tháp Đa Bảo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo Tòa, công trình đặc sắc thứ hai được xây dựng vào năm 1940, cao khoảng 2m, mang hình ảnh hoa sen với 1000 cánh và 16 tiên nữ ở phía dưới. Chân tháp được tạo thành từ hình ảnh 4 con vật trong tứ linh (lân, long, quy, phụng) và 12 con cá hóa long, tất cả tạo nên một bức tranh sinh động và ấn tượng. Nhìn tổng thể, tòa tháp và đài sen này là sự hiện diện của một nhà điêu khắc tài ba, tận dụng tri thức Phật pháp để tạo ra những tác phẩm đầy ý nghĩa.

Bảo Tòa Liên Hoa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo Tòa Liên Hoa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa được cấp bằng xác nhận kỷ lục là hai hiện vật nhà Phật làm từ đất sét lớn nhất Việt Nam. Trong gian thờ phía trên trần nhà, có một chùm đèn gọi là “Lục Long Đăng”, cũng được làm từ đất sét, với 3 chóp đỉnh và 6 con rồng uốn cong, tượng trưng cho lục tỉnh miền Tây Nam bộ, đáy đèn là một tòa sen lặt úp tỏa cánh xuống điện thờ. Chùm đèn này là một kiệt tác nghệ thuật hiếm có và là tác phẩm cuối đời của ông.

Chung quanh chùa, ngoài các tượng Phật, còn có nhiều tượng thú cũng được tạo từ đất sét, như cặp Kim Lân đang ngẩng cao đầu trước bệ thờ giữa điện, tượng Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã,... Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng với hàng ngàn bức tượng đặc biệt, mà còn với 04 cặp đèn cầy (nến) khổng lồ, tạo nên một không gian linh thiêng và trang nghiêm.

Đèn cầy khổng lồ cao gần 2m (Ảnh: Sưu tầm Internet)

4. Lịch sử hình thành và phát triển Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

Trước khi trở thành một công trình tôn giáo nổi tiếng như ngày nay, Bửu Sơn Tự - hay Chùa Đất Sét, ban đầu chỉ là một chiếc am nhỏ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX bởi ông Ngô Kim Tây, với mục đích chủ yếu là để tu tập. Ngôi chùa khi ấy được tạo ra hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong vùng như tre, nứa và tranh.

Cho đến khi vị trụ trì thứ tư, sư thầy Ngô Kim Tòng (1909 - 1970) tiếp quản, Bửu Sơn Tự mới được mở rộng và trở thành một công trình tôn giáo hoành tráng như ngày nay. Sự tích về sư thầy này cũng rất đặc biệt. Ngô Kim Tòng là con của ông Ngô Kim Đính, ông từng phải đối mặt với nhiều khó khăn về sức khỏe khi còn nhỏ, và đến năm 1929, ông lâm bệnh nặng tưởng chừng không qua khỏi. Gia đình không có cách nào khác ngoài việc đưa ông lên chùa trên núi để cầu khấn và cấu khấn trước Phật. Rồi từ sự kết hợp của việc uống thuốc và tập thiền, tâm ông dần lắng xuống và sức khỏe được phục hồi. Từ đó, ông Kim Tòng quyết định xuất gia và trở thành trụ trì thứ tư của Bửu Sơn Tự.

Không chỉ mở rộng chùa, mà cả những bức tượng đất sét tại đây đều được chính tay của sư thầy Ngô Kim Tòng tạo ra. Mặc dù không có bất kỳ học vấn chính thống nào về điêu khắc hay hội họa, nhưng ông đã sáng tạo ra những tác phẩm vô cùng độc đáo từ chất liệu dân dã đất sét, mang lại giá trị lịch sử tôn giáo lớn lao.

Với việc sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đất sét, ông Tòng đã tận dụng những nguồn nguyên liệu có sẵn từ cánh đồng cách chùa vài cây số để tạo ra hỗn hợp đất sét hoàn hảo cho việc điêu khắc. Đất được xay nhuyễn và trộn cùng mạc cưa làm nhang (bột hương) và keo ô dước, tạo thành một hỗn hợp dẻo mịn và thơm phức. Dùng lưới kẽm và cây gỗ làm sườn để tạo hình, ông Tòng bao phủ nguyên liệu lên bằng vải mùng trước khi bắt đầu nắn tượng. Bề ngoài của các tượng được phủ một lớp sơn nước kim nhũ và dầu bóng để tạo độ bóng và sáng bóng.

Sự sáng tạo không chỉ đến từ kỹ năng thủ công tinh xảo, mà còn từ tư duy tưởng tượng phong phú của ông Tòng. Hàng trăm bức tượng lớn nhỏ được tạo ra mà không hề trùng lặp, mỗi bức tượng mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng biệt. Mỗi khuôn mặt trên các tượng đều thể hiện rõ nét đặc trưng và sự trân quý. Tất cả điều này là kết quả của tâm hồn biết ơn và lòng tin chân thành vào Phật, cùng với sự miệt mài và cẩn trọng từng chi tiết, tạo nên một vẻ đẹp tinh tế, lặng lẽ nhưng lại đong đầy ý nghĩa cho cuộc sống.

Trong những năm cuối đời, ông Ngô Kim Tòng tạm ngưng việc điêu khắc tượng và chuyển sang tạo ra những chiếc đèn cầy cho các toà chánh điện trong khuôn viên chùa. Ông đã mua sáp bạch lạp nguyên chất từ Sài Gòn và chặt vụn nó cùng các đệ tử thân tín để nấu chảy ra, sau đó đổ vào khuôn làm từ tôn lợp nhà. Việc làm này không đơn giản vì kích thước của những chiếc đèn cầy quá lớn, nên ông đã phải tận dụng tôn lợp nhà làm khuôn và đổ sáp liên tục trong nhiều ngày cho đến khi đầy ống và cao khoảng 2 mét. Sau một thời gian, khi các đèn khô hoàn toàn và được dỡ khỏi khuôn, chúng tự nhiên mang hình dạng của các tấm tôn, tạo ra hiệu ứng đặc biệt. Quá trình này kéo dài trong nhiều tháng, và kết quả là ông đã tạo ra sáu cây đèn cầy lớn, mỗi cặp nặng 200 kg, ước tính có thể cháy liên tục hơn 70 năm. Hai cây đèn cầy nhỏ cũng được làm ra, mỗi cặp nặng 100 kg, và chúng được thắp sáng vào ngày rằm tháng bảy năm 1970, kể từ ngày ông Ngô Kim Tòng qua đời, đã cháy suốt hơn 40 năm và vẫn còn gần 1/5 cây.
 

Ảnh ông Ngô Kim Long bên cây đèn cầy khổng lồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cây đến nay vẫn còn cháy (Ảnh: Sưu tầm Internet)


Các tác phẩm điêu khắc từ đất sét mà ông Ngô Kim Tòng đã tạo ra cách đây hơn 60 năm vẫn tồn tại nguyên vẹn qua thời gian. Tuy nhiên, điều bí ẩn làm cho mọi người không ngừng tò mò là tất cả những công trình kỳ lạ này lại được tạo ra bởi một người tu hành chỉ mới học hết lớp 3 và không có hiểu biết về nghệ thuật. Chính vì những giá trị này, chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ ngày 10.12.2010, và vào ngày 18.7.2013, Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên hoa của chùa được công nhận là hai hiện vật lớn nhất làm từ đất sét trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

5. Lưu trú ở đâu khi đến Sóc Trăng thăm Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)?

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố nên bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được chỗ nghỉ phù hợp. Bạn đừng quên đặt phòng sớm để có thể thoải mái tham quan các địa danh trong chuyến du lịch Sóc Trăng. Vietgoing xin gửi bạn tham khảo một số khách sạn đẹp, sang trọng, giá rẻ, gần trung tâm và đang có rất nhiều ưu đãi để bạn tham khảo nhé: 

Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đi tour trọn gói và được các hướng dẫn viên nhiệt tình, am hiểu về Sóc Trăng kể cho bạn nghe những câu chuyện vô cùng thú vị về Sóc Trăng thì có thể tham khảo một số tour hấp dẫn tại Vietgoing dưới đây: 

6. Cần lưu ý gì khi đến Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)?

  • Khi lễ chùa, bạn hãy mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, hay trang phục hở hang phản cảm. 

  • Đi lại nhẹ nhàng, không nên nô đùa, cười hoặc nói lớn.

  • Không xả rác bừa bãi, tự ý chạm vào, lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa.

Ngoài Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự), Sóc Trăng còn rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng chắc chắn bạn phải ghé thăm như Chợ nổi Ngã NămBảo tàng Khmer tỉnh Sóc Trăng, Chùa Som Rong,... Để đến Sóc Trăng, bạn có thể lựa chọn một phương án trải nghiệm cũng vô cùng thú vị là đi tour trọn gói cùng hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu về nơi đây khiến chuyến đi của bạn trở nên thật trọn vẹn và tuyệt vời!

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi: Vietgoing.

Khách sạn ở gần Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự) (Xem tất cả)

Thuận Phát Hotel Sóc Trăng

Đánh giá 10
Khách sạn
Phường 2, Sóc Trăng
Cách đây 2.6km
Cách Chùa Chén Kiểu 8.2km

Miễn phí bữa sáng600,000₫

Thuận Phát Hotel Sóc Trăng

Đánh giá 10
Khách sạn
Phường 2, Sóc Trăng
Cách Chùa Chén Kiểu 8.2km

Miễn phí bữa sáng600,000₫

Điểm du lịch gần Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông - Sóc Trăng

Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng
Cách đây 620m

Khu Du Lịch Sinh Thái Bình An

Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng
Cách đây 2km

Chùa Dơi (Chùa Mã Tộc)

Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng
Cách đây 2.5km

Chùa Chén Kiểu

Huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
Cách đây 6.7km

Bài viết liên quan Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)

1. Chợ nổi Ngã Năm Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Nét đặc biệt của chợ là nằm ở giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Đây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du khách tới đây sẽ được tìm hiểu lối sinh hoạt của người dân địa phương với cảnh mua bán sầm uất trên xuồng ghe. Ngoài ra, đây là dịp để bạn thưởng thức những trái cây đặc sản của miền sông nước. 2. Chùa Dơi Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B đư...

Khám phá 6 điểm đến hấp dẫn nhất định phải ghé thăm khi du lịch Sóc Trăng

Nên đi du lịch Sóc Trăng vào thời điểm nào? Như bao tỉnh ở miền Tây khác, dựa vào thời tiết, ở Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, dù là mùa nào thì nơi đây đều mang một vẻ đẹp và cuốn hút riêng . Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Sóc Trăng thường có nhiệt độ dao động khoảng 26 độ và rất hiếm khi có thiên tai: bão, lũ,…. Do đó, Sóc Trăng luôn là địa điểm du lịch miền Tây mà bạn có thể “tìm về” bất kể ngày tháng. Đặc biệt, mỗi năm ở Sóc Tră...

Cẩm nang Du lịch Sóc Trăng từ A đến Z mới nhất
  • Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự), Sóc Trăng