Làng Sình, Thừa Thiên Huế

Thôn Lại Ân, Xã Phú Mậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế (Xem bản đồ)
Làng Sình

1. Vị trí và lịch sử làng Sình

    Từ trung tâm thành phố Huế, xuôi theo dòng sông Hương khoảng 9km, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang ôm gọn 7 ngôi làng với thế đắc địa, trù phú. Phía Đông và Bắc tựa lưng vào làng Phổ Lợi (xã Phú Dương) và làng Vĩnh Đại (xã Phú Thanh), Phía Tây và Nam quay mặt ra sông Hương, nơi có làng Lại Ân (làng Sình) với nghề làm tranh dân gian nổi tiếng.

     
    Ảnh: Sưu tầm Internet

     

    Làng Lại Ân là một trong những ngôi làng được hình thành khá sớm ở Đàng Trong, nằm ven sông Hương, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng, đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Từ giữa thế kỷ XVI, đã được Dương Văn An nhắc đến trong Ô châu cận lục như một điểm giao thương nhộn nhịp: “Cầu Bao Vinh ngựa xe tấp nập, làng Lại Ân tiếng gà gáy sáng giục khách thương tài lợi cạnh tranh…”, hay “Xóm Lại Ân canh gà xào xạc - Giục khách thương mua một bán mười”.

    Ngày nay, làng Lại Ân có tên Nôm là Sình còn được biết đến như một làng văn vật của đất cố đô, nơi còn lưu giữ nghề làm tranh cổ truyền và một hội vật nổi tiếng, tổ chức vào ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm: “Dù ai đi đó đi đây - Đến ngày Hội vật nhớ quay về Sình”. Ngoài ra, làng còn có nghề làm hương, làm hạt bỏng để cúng. Có lẽ do những truyền thống này mà nghề in tranh mộc bản ở Sình, ngay từ khi ra đời đã không thuần túy là dòng tranh phục vụ cho các thú chơi tao nhã, mà chủ yếu là nhu cầu tín ngưỡng, dùng để thờ, để hóa trong các lễ cầu an, giải hạn.

     

    Ảnh: Sưu tầm Internet

     

    Cái tên Sình có nhiều cách giải thích khác nhau: Có người cho rằng đó là dấu ấn Chăm còn sót lại như Truồi, Sịa, Ô Lâu… Nhưng nếu đi từ sự luận giải về quá trình lịch sử hình thành gắn với hoạt động kinh tế, văn hoá của làng thì có hai ý kiến. Một là, Sình là biến âm của Hình – một thế võ của làng. Hai là, Sình gọi theo tên chợ của làng – chợ Sình – vốn nổi tiếng lắm cá nhiều tôm đến nỗi dư thừa, ế ươn nên người dân gọi là Sình.

    Ra đời trong lòng dân gian nên dòng tranh làng Sình chịu ảnh hưởng và mang dáng dấp của tín ngưỡng dân dã riêng biệt cùng đặc thù trong mỗi chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục…

    Theo truyền thuyết kể lại, thời Trịnh - Nguyễn, trong đoàn người tìm vào đất Thuận Hóa định cư, ông Kỳ Hữu Hòa, mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản của làng quê mình để mưu sinh, tranh làng Sình ra đời từ đó. Huế, mảnh đất của rất nhiều những tín ngưỡng văn hóa dân gian như lễ thờ cúng tổ tiên; lễ kỵ giỗ; lễ cúng “bất đắc kỳ tử”; lễ tảo mộ; lễ cúng gia tiên theo sóc vọng lễ tiết; lễ trai điếu bạt độ; thờ thần cửa ngõ; lễ cúng tiên sư;… Chính vì đặc điểm này mà tranh làng Sình có cơ sở để phát triển lâu dài. Nghề tranh hình thành từ khi lỵ sở của Huế còn ở Hóa thành, nghề tranh phát đạt không lâu sau đó. Tranh làng Sình hay làng Lại Ân là một loại tranh in rời từng tờ một bằng khuôn khổ gỗ thị, mít, kền để tạo đường nét. Sau khi in xong người ta tô lại bằng những gam màu được chế từ vỏ sò điệp, màu lá, tro, gạch…

     

    2. Đặc điểm tranh làng Sình

    Ngay từ khi hình thành, tranh làng Sình tuy có nhiều đặc điểm giống với dòng tranh Đông Hồ, nhưng “để phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng trong các lễ cầu an, giải hạn ở đây nên các nghệ nhân đã chế ra các bản khắc hình vẽ khác. Thế nên, tranh làng Sình mới nổi danh là dòng tranh thờ cúng”, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết.


    Ảnh: Sưu tầm Internet
     

    Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay. Nó xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Sau khi cúng xong thì được đốt đi, hoá cho ông bà, tổ tiên. Mặc dù có nhu cầu sử dụng lớn như vậy, nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử, tranh làng Sình đang dần bị mai một.

     

    3. Sự mai một của tranh làng Sình

    Nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình mai một dần từ sau 1945. Chiến tranh loạn lạc chẳng mấy ai để ý đến chuyện thờ cúng cho đúng với truyền thống, lễ nghi. Tranh giấy làng Sình làm ra bán không ai mua, người dân bỏ giấy, bỏ mực chuyển sang làm những nghề khác để mưu sinh.
    Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hoá phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, dân cư bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác, cả làng chỉ còn vỏn ven ba hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống.
    Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này, khó có thể tìm lại những bản mộc xưa. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể rằng: “Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, tôi đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm”. Cho đến thời điểm này, ông Kỳ Hữu Phước chỉ còn giữ lại được hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.
    Đất nước phát triển, người dân lao vào vòng xoáy mưu sinh, cũng không mấy người còn giữ tục lệ thờ cúng với tranh làng Sình. Nền kinh tế thị trường xâm nhập, người dân Huế cũng dần quên đi mình đã từng có một tín ngưỡng, một truyền thống tốt đẹp. Nghề tranh ở đây gần như thất truyền. Năm 1996, nhà nước có chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Tuy nhiên nghề làm tranh chỉ còn duy nhất ông Kỳ Hữu Phước nắm rõ, với quyết tâm khôi phục bằng được nghề truyền thống, ông đến từng nhà vận động người dân tham gia.


    Ảnh: Sưu tầm Internet

    Xem thêm: Hành trình từ thủ đô về với Cố Đô Huế chỉ 2.000.000VNĐ

     

    4. Sự hồi sinh của tranh làng Sình

    Ngày nay, cuộc sống thay đổi, ý thức con người cũng  thay đổi, muốn tìm về những giá trị tinh thần đã nhạt phai. Năm 2007, tranh được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình. Tranh Làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.

    Trước nhu cầu của thị trường, nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình có cơ hội phục hưng. Những khuôn mộc thất truyền, người làm tranh cố gắng tìm lại nhưng số lượng không nhiều. Để có khuôn mộc in tranh truyền thống người làm tranh chỉ còn cách tìm lại những bức tranh được cất giữ rồi tự làm lấy bản mộc. Hiện tại, người làm tranh làng Sình phục hồi được 25 bản mộc để in tranh truyền thống. Từ việc đứng trước nguy cơ biến mất, tới vài ba hộ dân, tăng lên chục hộ rồi dần tăng lên con số vài chục hộ trở lại với nghề. Đến thời điểm này, làng Sình có 32 hộ làm nghề tranh truyền thống, chủ yếu làm lúc nông nhàn.

     

    Để góp phần tạo nên một chuyến du lịch tuyệt vời cho bạn khi lựa chọn đến với Làng Sình, Vietgoing xin gợi ý một số khách sạn đẹp, sang trọng và giá rất tốt, đã được các khách hàng của Vietgoing lựa chọn đặt và đánh giá rất cao để bạn tham khảo nhé:

    Khi tìm hiểu thông tin để đi du lịch tới Làng Sình, bạn đừng quên tham khảo thêm phương án lựa chọn đi tour trọn gói cùng các hướng dẫn viên nhiệt tình, vui tính, am hiểu về Huế nhé. Dưới đây là một số gợi ý tour với lịch trình hấp dẫn cho bạn:

               

     

    Nguồn: Tổng hợp.     
    Cập nhật bởi Vietgoing.                                                                                             

    Khách sạn ở gần Làng Sình (Xem tất cả)

    Kawara Mỹ An Onsen

    Resort
    Phú Thuận, Phú Vang
    Cách đây 3.8km
    Cách Biển Thuận An 6.3km
    Cách Sông Hương 6.4km

    La Paix Huế Hotel

    Khách sạn
    Vĩ Dạ, Huế
    Cách đây 5.2km
    Cách Sông Hương 1.5km

    Huế Classic Hotel

    Khách sạn
    Vĩ Dạ, Huế
    Cách đây 5.3km
    Cách Sông Hương 1.6km

    Spatel d'Annam - Imperial Boutique Spa Huế

    Khách sạn - Gần trung tâm
    Thuận Thành, Huế
    Cách đây 5.7km
    Cách Sông Hương 1.1km

    Pisces Hotel Huế

    Khách sạn - Gần trung tâm
    Phú Hội, Huế
    Cách đây 6.2km

    500,000₫

    Blue Sea Homestay Huế

    Homestay
    Thuỷ Xuân, Huế
    Cách đây 6.2km
    Cách Sông Hương 2.9km

    620,000₫

    Thân Thiện Hotel Huế

    Khách sạn - Gần trung tâm
    Phú Hội, Huế
    Cách đây 6.2km

    530,000₫

    Huế Sweethouse 2

    Homestay
    Phú Hội, Huế
    Cách đây 6.2km

    Điểm du lịch gần Làng Sình

    Rừng Ngập Mặn Rú Chá

    Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế
    Cách đây 3km

    Thôn Vỹ Dạ

    Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Cách đây 3.5km

    Chợ Đông Ba

    Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Cách đây 3.7km

    Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế

    Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
    Cách đây 3.9km

    Bài viết liên quan Làng Sình

    1. Làng Sình Làng Sình cách Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng với vị trí địa lý có điều kiện giao thông thuận tiện, nhiều người buôn bán và làm thủ công nên nghề in tranh làng Sình rất phát triển. Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu được mua ở chợ, gồm có vàng, xanh, tím, đỏ sen, còn trắng thì để nguyên giấy mộc. Bản in được làm từ gỗ mít, chính tay các nghệ nhân tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Các b...

    Thăm quan 7 làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Huế
    • Làng Sình, Thừa Thiên Huế