Cẩm nang du lịch Gia Lai từ A đến Z mới nhất

Cẩm nang du lịch Gia Lai từ A đến Z mới nhất

Đôi nét về mảnh đất Gia Lai

Nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên chính là Phố núi Gia Lai với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng những điểm đến đặc sắc và hấp dẫn. Nhắc đến Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay tới những nương rẫy cà phê trĩu nặng, tới cây hồ tiêu cay thơm nồng, tới những đồi chè xanh ngút ngàn nằm bên núi đồi trùng điệp…

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Bên cạnh đó thì đây còn là nơi sinh sống của đa dạng các đồng bào dân tộc như Ja-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Thái, Mường… mang đến một nền văn hóa đa dạng, độc đáo, cùng với những di sản văn hóa tinh thần quý giá như cồng chiêng Tây Nguyên, vẫn được lưu giữ và phát triển cho tới hôm nay.

Tất cả cùng tạo nên cho mảnh đất Gia Lai nét thu hút khó cưỡng, vẫy gọi du khách cùng tìm đến nơi đây thăm thú, khám phá và trải nghiệm!

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai mùa nào đẹp nhất?

Trong một năm, khí hậu của Gia Lai có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa khô bắt đầu từ từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, và mùa mưa là từ tháng 5 tới tháng 10. Mỗi mùa mỗi vẻ đẹp, cảnh sắc thiên nhiên có những nét đẹp riêng khác nhau nhưng đều mang đến cho du khách những cảm nhận đặc biệt.

Theo kinh nghiệm du lịch Gia Lai, có hai thời điểm đẹp nhất trong năm dành cho bạn:

- Tháng 2, tháng 3 là mùa hoa cà phê nở rộ, những bông hoa cà phê bé xíu, trắng muốt mang đến vẻ đẹp thuần khiết, phiêu lãng cho đất trời Gia Lai. Ngoài ra, đây cũng là mùa cao su thay lá, những cánh rừng cao su nằm giữa những con đường đất đỏ bazan miên man một màu lá vàng vô cùng lãng mạn, gây thương gây nhớ cho bất kỳ ai ghé thăm.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

- Ghé thăm Gia Lai tháng 11, tháng 12, cây cà phê chín đỏ khắp nương đồi, cảnh thu hoạch nhộn nhịp, rộn rã tiếng nói cười.  Đây cũng là thời điểm hoa muồng vàng, hoa dã quỳ nở rộ, sắc màu vàng tươi rực rỡ phủ kín khắp các nẻo đường. Và đặc biệt hơn đây cũng là lúc mà các lễ hội Gia Lai được tổ chức như lễ mừng cơm mới, lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cồng chiêng Tây Nguyên...

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Kinh nghiệm di chuyển đến Gia Lai

Để di chuyển tới Gia Lai, bạn có thể lựa chọn đi bằng máy bay, xe khách, ô tô, xe máy…

Nếu đi bằng máy bay, bạn có thể đáp xuống sân bay Pleiku, bạn có thể book một trong ba hãng hàng không là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines.

Ngoài ra có thể đi bằng ô tô, xe khách, xe máy nếu điểm xuất phát cách điểm đến không quá xa để tránh việc mất thời gian di chuyển cũng như mệt mỏi khi phải ngồi xe đường dài.

Trong những ngày ở đây, bạn có thể di chuyển giữa các điểm đến bằng taxi cho tiện hoặc buýt nếu muốn rẻ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Giai Lai thì bạn nên thuê xe máy hoặc xe đạp để đi lại chủ động và tiết kiệm hầu bao, giá thuê cũng khá rẻ, chỉ khoảng 120k tới 150k/ngày, xăng tự túc.

Những địa điểm lên đến khi du lịch Gia Lai

Biển hồ T’ Nưng

Cái tên “T’ Nưng” vốn có ý nghĩa là “biển trên núi”. Xứng với cái tên của mình, biển hồ T’ Nưng là một hồ nước lớn nhất của cả khu vực với khối lượng nước khổng lồ dù không có sông hay suối chảy vào, có độ sâu trung bình vào khoảng 16- 20m. Đây vốn là một hồ nước tự nhiên được hình thành nhờ vào 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau từ ngày xưa, tạo thành 3 phễu trũng. Miệng hồ vốn là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy rất rõ. Lượng nước ngọt khổng lồ chứa trong hồ cùng rất nhiều loại cá khác nhau chính là nguồn cung  cho cuộc sống hàng ngày của người dân tộc nơi đây cũng như là điểm đến nổi tiếng cho khách du lịch mỗi khi về thăm Gia Lai.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng vẫn thường được ví như nóc nhà của Pleiku với chiều cao trên 1000m trên mực nước biển. Ngọn núi này vốn là một ngọn núi lửa cổ nay đã ngừng hoạt động, để lại phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cho các loại hoa màu cũng như là rừng cây nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, đỉnh núi trông như một chiếc phễu màu xanh khổng lồ với mây mù lượn lờ xung quanh. Nếu có cơ hội, bạn nên đến thăm núi vào buổi sớm để tận hưởng không khí sớm mai trong lành, chiêm ngưỡng những giọt sương sớm chưa kịp tan trên từng ngọn cây cũng như làn sương khói mỏng giăng quanh mình.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành vốn là điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng của tình Gia Lai, đặc biệt là đối với khách hành hương. Ngôi chùa này đẹp nhất là vào buổi hoàng hôn hoặc bình minh, khi làn sương khói bảng lảng vẫn còn đọng lại trên những mái hiên cong của ngôi chùa.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Núi lửa Chư Đăng Ya

Lại thêm một ngọn núi lửa nữa góp tên vào danh sách thắng cảnh núi lửa của Gia Lai. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Cũng như núi Hàm Rồng, Chư Đăng Ya đã ngừng hoạt động được hàng triệu năm và cũng có hình dáng như một chiếc phễu. Nham thạch ngày xưa đi qua đã để lại nơi đây cả một dải đất đỏ bazan màu mỡ đầy phù sa, là nơi lý tưởng cho việc canh tác, nuôi trồng hoa màu của người dân địa phương. Không những vậy, Chư Đăng Ya còn có rất nhiều cây cổ thụ nhiều năm tuổi, tỏa bóng xum xuê cùng thảm hoa nở rực rỡ trải dài theo triền núi.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Hồ thủy điện Yaly 

Nằm bên bờ sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, hồ thủy điện Yaly là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như hệ thống 9 bậc thang thủy điện nằm dọc theo con sông Sê San. Thác Yaly xưa kia vốn đã nổi tiếng là thác nước lớn với vẻ đẹp hùng vĩ, đứng sừng sững giữa núi rừng Tây Nguyên. Công trình xây dựng nhà máy thủy điện Yaly không những không phá hỏng đi đẹp thiên nhiên hoang dã nơi đây, mà còn thêm cho cảnh vật chút mới mẻ đến từ bàn tay con người, hòa quyện và dung hòa với nhau giữa đất trời bao la. Mặt hồ rộng, trong suốt như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời cùng với cây cỏ xung quanh. Khí hậu Tây Nguyên có thể khô nóng nhưng chỉ cần đứng cạnh hồ nước này mà tận hưởng từng làn gió mát thổi qua mặt hồ thôi cũng có thể xua tan đi mọi cái nóng cũng như hít trọn vào lồng ngực không khí trong lành mà chỉ núi rừng mới có. Đây cũng là điểm đến lý tưởng cho một chuyến dã ngoại, tụ tập bạn bè.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Thác Phú Cường

Với độ cao 45m của mình, thác Phú Cường có thể xem là một trong những thác nước đồ sộ và tráng lệ, hùng vĩ nhất Gia Lai. Hoang sơ có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất của ngọn thác này, khi mà nó vốn tồn tại trên nền nham thạch của ngọn ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Đến thăm thác Phú Cường, bạn sẽ được đắm chìm vào cả một không gian thiên nhiên bao la với rừng cây, núi đá mà nổi bật trên đá là cả một ngọn thác khổng lồ chảy từ vách đá cao xuống, tung bọt nước trắng xóa cùng dòng suối La Peet nơi thác đổ xuống. Khách đến thăm còn có thể hòa mình vào dòng nước trong mát ấy, trèo lên vài phiến đá cao để nhảy xuống nước hoặc chỉ đơn giản là ngồi bên thác nước, dưới một bóng râm nào đó mà tán gẫu với bạn bè.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Thác Xung Khoeng

Tây Nguyên vốn vẫn luôn nổi tiếng là vùng đất của núi rừng và những thác nước. Thác Xung Khoeng thuộc địa phận của xã La Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cũng là một ngọn thác lớn trải rộng trên nền địa hình khá bằng phẳng. Xung Khoeng mang đến cho người ta cảm giác khá thư thái, bình yên mỗi khi đến thăm. Nền trời cao thăm, được bao bọc bởi rừng cây núi đá, nước chảy xuống từ thác đã hợp cùng cỏ cây xung quanh tạo thành cả một mặt hồ lớn, trở thành điểm đến yêu thích cho những ai muốn được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Đồi thông Hà Tam

Đồi thông Hà Tam nằm ở xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ, được nhiều người ví như phiên bản Tây Nguyên của rừng thông Đà Lạt, đầy chất mộng mơ, huyền ảo. Hà Tam có cả một hệ thống nhiều chủng loại thông khác nhau với sức sống mãnh liệt, phân bổ ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ những cây non mới trồng cho đến những cây nhiều năm tuổi nay đã thành cổ thụ, bán kính thân cây lớn đến mức mà phải vài người ôm mới hết. Không những vậy, con đường lên đồi thông còn có một ngọn thác nằm nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của cả đồi thông.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Kon Ka Kinh là một trong năm vườn quốc gia duy nhất được công nhận là vườn di sản ASEAN. Cùng với thiên nhiên bao la được bảo tồn đầy đủ đa dạng sinh học, nơi đây còn là hệ sinh thái nuôi dưỡng hàng loạt loài voọc chà và chân xám, loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đây cũng là điểm du lịch yêu thích của nhiều người mỗi lần về thăm thiên nhiên bởi đặc thù môi trường sinh thái rợp bóng cây xanh cùng bầu không khí trong lành.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Khách sạn ở Gia Lai

Green Bamboo Hotel

Địa chỉ: 18 Lê Lai, Tây Sơn, Thành phố Pleiku, Gia Lai

Chất lượng: 3*

Green Bamboo hotel có vị trí địa lí khá thuận lợi cho việc di chuyển, chỉ cách sân bây Pleiku khoảng 3km, lại gần các trung tâm hành chính cũng khu trung tâm mua sắm của tỉnh Gia Lai. Không những vậy, Green Bamboo cũng có cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ tiện nghi cho khách đến ở.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Duc Long Gia Lai 2 Hotel

Địa chỉ: 01 Cù Chính Lan, Diên Hồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai

Tiêu chuẩn: 3*

Điểm đáng lưu ý của Đức Long Gia Lai 2 là khách sạn này cung cấp các phòng nghỉ với view nhìn được xuống phố phường xung quanh. Ngoài ra, đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn đến thăm biển hồ T’ Nưng bởi khoảng cách gần. Khách sạn này cũng cung cấp đầy đủ các tiện ích cho khách hàng.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Ăn gì khi du lịch Gia Lai?

Phở khô Gia Lai

Phở khô Gia Lai còn được gọi là “Phở hai tô” vì nó bao gồm 1 tô phở khô và 1 tô nước dùng đi kèm. Khi ăn, cho tóp mỡ, rau giá, xà lách… lên trên rồi cho tương vào, trộn đều các thành phần lên rồi từ từ thưởng thức. Sợi phở khô khá đặc biệt, dù được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn, mảnh và hơi dai. Nhờ vậy mà khi trộn đều lên, sợi phở rất dễ thấm gia vị nhưng không bị nát.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Bún cua thối Gia Lai

Theo người dân phố núi, món ăn có nguồn gốc từ những người Bình Định di dân đến Gia Lai, là sự pha trộn giữa mắm cua, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống… Với mùi hơi khó ngửi đặc trưng, dần dà người ta gọi là bún cua thối để phân biệt với các món bún riêu khác. Tuy nhiên không nhiều khách dám thử bởi mùi thum thủm của cua thối, nhưng nếu đã ăn rồi thì khó lòng mà quên được bởi hương vị rất đặc trưng.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Cơm lam và Gà nướng mọi

Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa. Gia vị ướp gà là bí quyết để món gà nướng của Gia Lai trở nên quyến rũ. Công thức không được tiết lộ, thế nhưng chỉ cần ngửi mùi khói nướng, người sành ăn đã có thể cảm nhận được hương mật ong, hương tỏi, sả, ngũ vị hương hòa quyện.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Gỏi lá

Không chỉ ở Kon Tum, đến Pleiku các bạn cũng dễ dàng tìm được và thưởng thức món đặc sản của núi rừng Tây Nguyên này. Gỏi lá ở phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau, thậm chí có nơi có từ 40 đến 50 loại lá. Trong đó có những loại lá quen thuộc như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng… và có cả những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Tất nhiên, gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn. Sau đó người làm nước chấm phi hành thơm cùng mẻ, sa tế, gia vị rồi cho vào hầm tạo nên thứ nước chấm sền sệt, ngon ngất ngây. Cùng với đó, đĩa thức ăn đi kèm quen thuộc đó là thịt ba chỉ luộc thái mỏng, có thêm tôm Biển Hồ, bì lợn luộc và được trang trí nằm gọn giữa một mâm xanh màu lá, liền kề đĩa muối hột, ớt xanh…

Bò một nắng

Bò một nắng có tên gọi đầy đủ là “Bò một nắng hai sương”, thịt bò chỉ phơi một nắng cho vừa héo nên khi đem nướng trên lửa than đượm thơm ngon lạ lùng. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích. Để món này được thơm ngon đúng điệu, trước hết phải chọn loại bò cỏ tơ, được chăn thả tự nhiên trên các triền núi, mé sông và chỉ chọn phần thịt đùi và thịt thăn để chế biến. Thịt được thái thành những lát vừa phải, ướp thấm tháp với nhiều gia vị như muối, sả, đường, bột ngọt, hạt nêm, ớt khô rồi phơi qua một nắng. Khi ăn du khách nướng trên lửa than, lật trở cho chín đều, se khô và hơi rám cháy là ngon nhất. Món này ăn kèm với muối kiến được làm từ những tổ kiến lấy trên rừng về, làm sạch, giã nhuyễn cùng muối hạt, ớt, lá then len… tạo thành vị cay chua rất độc đáo.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Muối kiến vàng Krông Pa

Muối làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa có thể khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn. Nhưng nếu đã nếm qua hương vị hoang sơ này một lần thôi sẽ hiểu vì sao lên Gia Lai nhất định phải mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần. Muối kiến vàng ăn có mùi rất đặc trưng hơi chua chua, nồng nồng, béo béo, ngòn ngọt cay cay của kiến vàng rất bắt mồi với các món nướng hay các loại hoa quả chua.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Đặc sản Gia Lai mua về làm quà

Cà phê Gia Lai

Vùng đất của những cánh rừng cà phê bạt ngàn mang lại lợi nhuận kinh tế cho vùng và đã trở thành một trong những biểu tượng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, không ít lần níu chân du khách thập phương bởi hương cà phê nồng nàn.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Hồ tiêu Chư Sê

Hồ Tiêu Chư Sê có độ đen bóng đồng đều, hạt to đều và đẹp; hương thơm đặc trưng, cay nồng, dung trọng sản phẩm tiêu đen Chư Sê cao nhất trong cả nước.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Mật ong Gia Lai 

Mật ong ở Gia Lai có mùi thơm, vị ngọt thanh, màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao và không bị kết tinh.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Rượu cần

Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hủ, ché hoặc bình không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng cần làm bằng lồ ô hay trúc đục thông lỗ để uống rượu. Rượu cần quý vì nhiều lẽ, người dân Tây Nguyên cho rằng rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng giàng hay tế thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. 

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Nguồn: Tổng hợp.

Các địa điểm du lịch trong bài viết

Khách sạn được ưa thích ở Gia Lai Xem tất cả

Pleiku & Em Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Hội Thương, Pleiku

600,000₫

Pleiku Hotel

Khách sạn
Hoa Lư, Pleiku

600,000₫

Tre Xanh Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Tây Sơn, Pleiku

Miễn phí bữa sáng700,000₫

La Mia Pleiku Hotel

Đánh giá 8.2
Khách sạn
Phù Đổng, Pleiku

Mekong Gia Lai Hotel

Khách sạn
Phù Đổng, Pleiku

Khánh Linh Hotel Pleiku

Khách sạn
Phù Đổng, Pleiku

Bazan Home Hotel & Bungalow Pleiku

Khách sạn
Thống Nhất, Pleiku

Le Centre Hotel Gia Lai

Khách sạn
Tây Sơn, Pleiku