Cột Cờ Hà Nội

28A Điện Biên Phủ, Phường Điện Bàn, Quận Ba Đình, Hà Nội (Xem bản đồ)
Cột Cờ Hà Nội

Trong số những danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội, Cột cờ Hà Nội không chỉ là một trong những di tích lịch sử lâu đời mà còn là điểm du lịch không thể bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. Hôm nay, hãy cùng theo chân Vietgoing khám phá nơi đây nhé!

>>> Xem thêm: Top 10 khách sạn gần Phố Cổ Hà Nội giá rẻ, tiện nghi sạch đẹp nhất

1. Giới thiệu về Cột Cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dựng từ thế kể 19, trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long - nơi có nền đất cũ của tòa thành Tam Môn của đời Lê. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.

Được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội là địa điểm được nhiều người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội, chụp ảnh lưu niệm. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến đây chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.


>>> Xem thêm:  Top 10 ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội

2. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Cột Cờ Hà Nội

Nằm trong nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, Cột cờ Hà Nội mở cửa từ 8h - 17h hàng ngày.

Giá vé: 20.000VNĐ/người.

Học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi được giảm 50% giá vé. Học sinh dưới 15 tuổi, người có công với Cách mạng miễn phí hoàn toàn.

3. Hướng dẫn di chuyển đến Cột Cờ Hà Nội

Nếu thích đi bằng xe buýt, hãy chọn một trong các tuyến: 02, 18, 32, 34, 45 có chạy qua đường Điện Biên Phủ. ...

Với những bạn vi vu bằng ô tô, xe máy, từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn đi theo hướng Tràng Thi, sau đó rẽ sang Điện Biên Phủ là đến địa chỉ Cột Cờ Hà Nội rồi đó.


>>> Xem thêm: Top 15 khách sạn gần Phố Cổ Hà Nội giá rẻ đáng trải nghiệm nhất

4. Cột Cờ Hà Nội có gì đặc biệt?

Cột cờ có chiều cao 33 m, nếu tính cả trụ treo cờ là 44 m. Được xây dựng theo cấu trúc gồm 3 tầng đế và một tòa tháp. Các tầng đế có hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần và được xếp chồng lên nhau theo thứ tự.

Tầng một cao 3,1 m, chiều dài mỗi cạnh là 42,5 m, hai mặt có cầu thang bằng gạch dẫn lên tầng hai. Tâng hai cao 3,7 m, chiều dài mỗi cạnh là 27 m, có 4 cửa được đắp tên khác nhau.

Cửa Nam đắp hai chữ “Hướng Minh”, cửa Đông hai chữ “Nghênh Húc”, cửa Tây là hai chữ “Hồi Quang”, riêng cửa Bắc là không có chữ. Tầng ba cao 5,1 m, chiều lài mỗi cạnh 12,8 m và có cửa lên cầu thang nhìn về hướng Bắc.

Tầng trên là thân cột cờ cao 5,1 m, dài 18,2 m, có hình trụ tám cạnh, gọn dần lên trên, mỗi cạnh đáy rộng chừng 2 m. Đặc biệt, trong thân có 54 bậc thang xoáy tròn dạng xoắn ốc lên tới đỉnh cùng 39 lỗ hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi.

Phần còn lại là đỉnh Cột cờ cờ Hà Nội. Nhìn từ xa, bạn sẽ thấy nó gần giống như cái lầu hình bát giác có độ cao chừng 3,3 m, 8 cạnh tương ứng với 8 cửa sổ. Giữa lầu còn có một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến tận đỉnh, đó là chỗ để cắm cán cờ.

Lá cờ được treo trên đỉnh Cột cờ Hà Nội có kích thước 4 x 6 m, diện tích 24 m2, được may bằng vải phi bóng, may tận 3 đường chỉ, góc cờ chần hình quả trám để có thể chịu được những trận gió to.


>>> Xem thêm: Ở Hà Nội có những địa điểm đi chơi nào?

5. Một số lưu ý khi đến với Cột Cờ Hà Nội

Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích. Không xâm hại đến các hiện vật, cảnh quan di tích. Không viết, khắc tên, để lại kí hiệu lên di tích…

Trang phục khi tới Cột Cờ Hà Nội nên sạch sẽ, gọn gàng. Không nên mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục hở hang hay trang phục trong nhà. Không hút thuốc trong các khu vực tham quan…

Thực hiện nếp sống văn minh: Không có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất trật tự an ninh; Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương; Dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.

Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường: Không trèo tường, trèo cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên thảm cỏ, câu cá, bơi lội, vứt rác bừa bãi.

Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích.

Để xe đúng nơi quy định, tự quản lý tư trang để tránh xảy ra mất mát.

Khách sạn ở gần Cột Cờ Hà Nội (Xem tất cả)

Aira Boutique Hà Nội Hotel & Spa

Khách sạn - Gần trung tâm
Điện Biên, Ba Đình
Cách đây 300m

Hà Nội Oriental Pearl Hotel

Khách sạn
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 520m

Hanoi Larosa Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Văn Miếu, Đống Đa
Cách đây 520m

Miễn phí bữa sáng1,001,000₫

A25 Hotel - 12 Ngô Sỹ Liên

Khách sạn - Gần trung tâm
Văn Miếu, Đống Đa
Cách đây 530m

Hà Nội Sky Hotel

Đánh giá 8.6
Khách sạn - Gần trung tâm
Hàng Bông, Hoàn Kiếm
Cách đây 540m

Miễn phí bữa sáng770,000₫

My Moon Hotel Hà Nội

Khách sạn
Cửa Đông, Hoàn Kiếm
Cách đây 590m

Spoon Hotel Hà Nội

Khách sạn
Cửa Đông, Hoàn Kiếm
Cách đây 590m

Millennium Hà Nội Hotel

Khách sạn
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 590m

Điểm du lịch gần Cột Cờ Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 190m

Nhà khách chính phủ

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cách đây 290m

Quảng Trường Ba Đình - Lăng Bác

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 420m

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 450m

Bài viết liên quan Cột Cờ Hà Nội

Huế – cái tên không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam lẫn du khách nhưng để giới thiệu về thành phố Huế thì khó có thể miêu tả hết. Một vùng đất vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nhiều di sản và lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng, dịu dàng và bình yên của cảnh quan và con người nơi đây đã khiến nó trở nên đặc biệt và thu hút. >>> Xem ngay:  Khách sạn Đà Nẵng 1, Đi chơi xa một mình cần những gì? Bản thân là con gái, một mình đi xa nữa chắc bạn nào cũng hơi rén chút, nhưng mà mình nên thử 1 lần bước ra vùng an toàn xem...

HÀ NỘI - HUẾ một mình chỉ với 2 triệu đồng !!! Liệu có được không??

Du lịch thừa thiên Huế từ lâu không chỉ nổi tiếng bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, nhiều di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, các chiều đại, vua chúa mà Huế còn thu hút du khách bởi nét tinh tế và độc đáo trong văn hóa ẩm thực nới đây. Bài viết này sẽ mách bạn những món ngon ở Huế mà bạn nên thử khi đến đây du lịch. >>> xem thêm: Khách sạn Thừa thiên Huế Một ổ bánh mì pate chả ở đường Bùi Thị Xuân có giá 5.000 đồng, chè bột lọc dừa trên gánh hàng rong có giá tương tự. Chè cung đình Huế là món ăn mà nhiều thực khách muốn thử khi ghé thăm đất cố đô. Một...

Những món lót dạ ngon và rẻ ở Huế

Lần thứ ba đến Huế, Hà Trúc khám phá được thêm nhiều địa điểm, thấy rằng nơi đây còn nhiều trải nghiệm thú vị, không chỉ Đại Nội. >>> Tham khảo ngay: Khách sạn Huế Khám phá Huế vào cuối tháng 6, hưởng ứng tuần lễ Festival Huế 2022, travel blogger Hà Trúc cảm nhận cố đô không chỉ có di sản, mà còn ngập tràn chất thơ và lãng mạn. Tất nhiên, bên cạnh những trải nghiệm mới lạ, Hà Trúc không quên check-in với tà áo dài hồng do một xưởng truyền thống của Huế may tặng. Trong tà áo, cô cảm nhận rõ vẻ vàng son một thời của có đô Huế. Hà Trúc dành một buổ...

Huế không chỉ có di sản

1. PHƯƠNG TIỆN: _Máy bay: mình dùng Skyscanner so sánh giá vé các hãng, ngày bay và book vé qua Trip.com Sài Gòn - Huế: 354k (đã bao gồm thuế phí) Đà Nẵng - Sài Gòn: 442k (đã bao gồm thuế phí) _Xe máy: khoản này mình có bạn ở Huế và Đà Nẵng nên việc di chuyển giữa các điểm tham quan mình được support từ A đến Z 2. LƯU TRÚ: Mình có biết đến ứng dụng Couchsurfing nhưng lần đầu đi nên chưa dám thử Mình đặt phòng qua Traveloka, loại phòng dorm, thanh toán online. Mình cũng khá dễ chịu về ăn uống ngủ nghỉ nên chất lượng 2 đêm ở hostel Huế và Đà Nẵng theo mình...

Review du lịch Huế - Đà Nẵng tự tức 3 ngày 2 đêm siêu chi tiết
  • Cột Cờ Hà Nội