Thung lũng Hang Kia - Pà Cò, Hòa Bình

Mai Châu, Huyện Mai Châu, Hòa Bình (Xem bản đồ)
Thung lũng Hang Kia - Pà Cò

Hang KiaPà Cò là 2 trong 6 xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò của huyện Mai Châu. Ở đây có độ cao trung bình hơn 1000m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ. Hầu hết đồng bào là người Mông với nhiều giá trị văn hóa, nghề truyền thống vẫn đang được lưu giữ và bảo tồn. Tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây tập trung phát triển để thu hút đầu tư vào du lịch Hang Kia nhằm đưa nơi đây thành một trong các điểm đến hấp dẫn du khách.

1. Giới thiệu về Hang Kia - Pà Cò

1.1 Ý nghĩa cái tên Hang Kia, Pà Cò là gì?

Hang Kia, theo tiếng Thái là "Hang Dơi", còn Pà Cò có nghĩa là "Rừng Dê", địa bàn cư trú của đồng bào Mông ở hai xã này vốn trước kia là những bản của người Thái sinh sống. Tuy nhiên vì không phù hợp với tập quán canh tác và sinh hoạt nên người Thái nơi đây đã di chuyển đi nơi khác.

Lạc vào thung lũng Hang Kia, đẹp yên bình như cổ tích | Đài Phát thanh và  Truyền hình tỉnh Hòa Bình

Ảnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Tây Bắc Số 3 (Sapa - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu) 4 ngày 3 đêm

1.2 Thung lũng Hang Kia - Pà Cò ở đâu?

Cách thị trấn Mai Châu khoảng hơn 30km, Hang Kia Pà Cò là hai xã khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Tại đây, một vài hộ đã bắt đầu phát triển loại hình du lịch homestay, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Từ năm 2010 đến nay, hoạt động du lịch của địa phương bắt đầu có những bước phát triển mạnh.

Đến Hang Kia - Pà Cò du khách sẽ được trải nghiệm với những sinh hoạt đời thường của người Mông như: Cùng tìm hiểu và nấu các món ăn đặc trưng của người Mông; trải nghiệm các công đoạn để tạo ra những bộ trang phục rực rỡ của người Mông (dệt thổ cẩm, nhuộm vải); cùng người dân lên núi hái chè san tuyết, trồng rau, thu hoạch ngô, tham gia chợ phiên rực rỡ sắc màu của đồng bào Mông…

Ảnh: Sưu tầm Internet

Khám phá ngay: Cẩm nang du lịch Mai Châu từ A đến Z mới nhất

2. Thời điểm thích hợp đến với Thung lũng Hang Kia - Pà Cò

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, lại nằm trên cung đường du lịch nổi tiếng nối Mai Châu và Mộc Châu, việc đến Hang Kia cơ bản sẽ phụ thuộc vào những điểm đến khác trong hành trình của các bạn. Không nhiều người di chuyển một hành trình dài chỉ đến Hang Kia rồi sau đó đi về.

  • Khoảng thời điểm từ tháng 5-8 là mùa hè của miền Bắc, đến Hang Kia để tránh nóng và tận hưởng cảm giác mát lạnh của khí hậu vùng cao, nhất là những bạn sống ở miền Nam, nơi quanh năm ấm áp. Tuy vậy, thời điểm này cũng trùng với mùa mưa, các bạn nếu đi chơi nhớ để ý thời tiết vì tuyến đường QL6 rất hay bị sạt lở.
  • Hang Kia nổi tiếng với du khách về săn mây, nếu muốn đến đây các bạn nên chọn thời điểm mùa khô (khoảng từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau), những ngày trời có độ ẩm cao và lạnh thường sẽ dễ có cơ hội gặp mây hơn.
  • Khoảng đầu năm dương lịch, các bạn có thể chạy lên Mộc Châu ngắm hoa mận hay hoa đào, tranh thủ tạt té vào Hang Kia chơi. Ở đây cũng có vườn mận để các bạn ngắm, nếu thích.

Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Hướng dẫn di chuyển tới Hang Kia

3.1. Phương tiện công cộng

Với những bạn không có phương tiện cá nhân hoặc không muốn tự chạy xe một chặng đường xa, các bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng để tới Hang Kia. Do nằm cách trung tâm thị trấn tương đối xa (khoảng 30km) nên nếu sử dụng phương tiện công cộng tới đây các bạn cần sử dụng các tuyến xe đi Sơn La hay xe đi Điện Biên, đến ngã 3 rẽ vào Hang Kia Pà Cò thì xuống. Từ đây còn khoảng vài km nữa để vào tới các homestay trong xã, các bạn có thể đi xe ôm để vào.

Chú ý là nếu đi theo phương án này, các bạn nên cố gắng tìm những xe chạy ban ngày, không đi xe chạy tối bởi nếu đi xe buổi tối thì khi đến ngã 3 này cũng đã khoảng nửa đêm, không thuận tiện cho việc đi lại. Một phương án nữa, các bạn có thể đi xe khách đến Mai Châu, nghỉ ngơi chơi ở Bản Lác một buổi rồi thuê xe máy từ Mai Châu để chạy vào Hang Kia, 30km từ Mai Châu đi Hang Kia đường tương đối dễ, chỉ một vài đoạn đường đèo nhỏ.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Tour Mù Cang Chải - Sapa - Fansinpan - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu 5 Ngày 4 Đêm

3.2. Phương tiện cá nhân

Cách Hà Nội chừng 160km, các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để tới được Hang Kia. Thuận lợi hơn nữa vì Hang Kia còn nằm ngay trên QL6, tuyến đường chính đi Mộc Châu nên các bạn hoàn toàn có thể sắp xếp ghé qua đây. Điểm đến định vị trên Google Maps cho các bạn tìm là Đỉnh săn mây Hang Kia.

3.3. Ô tô

Từ Hà Nội các bạn đi tới Hòa Lạc, tiếp tục đi trên tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình, từ đây cứ men theo QL6. Qua ngã 3 Tòng Đậu (rẽ vào trung tâm Mai Châu) chừng hơn 2okm các bạn sẽ tới ngã 3 rẽ vào Pà Cò, có biển hướng dẫn nhé, cứ rẽ vào đây để tới nơi bạn định dừng lại. Đi bằng ô tô, các bạn có thể lựa chọn đi khoảng đầu giờ chiều, trên đường đi ghé một số địa điểm như nhà máy Thủy điện Hòa Bình rồi nghỉ đêm ở Bản Lác, sáng hôm thong thả chạy vào Hang Kia.

3.4. Xe máy

Đường đi tương tự khi bạn đi bằng ô tô, có điều các bạn đi xe máy cần cẩn thận hơn vì tuyến đường QL6 này tương đối nhiều xe container và xe khách, chỉ nên đi vào ban ngày cho an toàn.

Ảnh: Sưu tầm Internet

4. Chơi gì khi đến Hang Kia?

Đèo Thung Khe

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu  trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối. Con đèo này còn được gọi tên là đèo Đá Trắng, là điểm dừng chân đầu tiên trên các hành trình đi Tây Bắc qua QL6.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Đỉnh săn mây Hang Kia

Đây là điểm mà ai tới Hang Kia cũng phải đến, khu vực này thuận lợi nhất để có những bức ảnh “săn mây” đẹp long lanh. Từ vị trí có thể ngắm được đỉnh Pù Luông (Thanh Hóa) và Đỉnh Pha Luông (Sơn La), cũng như toàn cảnh 4 xã Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Mai Hịch. Hiện khu vực này đã được xây dựng một vài công trình cơ bản, có cung cấp cả đồ ăn nhẹ và cafe phục vụ các bạn tới đây.

Vườn mận Tà Xông A

Vườn mận cổ Tà Xông A thuộc xã Pà Cò, cây mận nơi đây được người dân trồng để lấy quả, chất lượng không thua gì loại mận vẫn thường thấy ở Mộc Châu.

Chợ Pà Cò

Chợ Pà Cò họp vào sáng chủ nhật hàng tuần, tại trung tâm xã Pà Cò. Chợ phiên vùng cao nơi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của bà con vùng cao. Chợ bày bán đủ thứ, du khách sẽ bị “choáng ngợp” bởi hàng loạt các sản phẩm từ nông sản, vật nuôi, vải vóc, đồ thổ cẩm, nông cụ cho đến cả đồ gia dụng, điện tử, đĩa nhạc và mỹ phẩm…

Thác Tạt Nàng

Cách Hang Kia chừng 15km, thác này thuộc địa phận của xã Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. Thác nước cao hơn 100m, được phân thành 3 tầng, xung quanh cây cối xanh tốt.

Ba Khan

Ba Khan là một xã nhỏ của Mai Châu nằm ven bờ hồ thủy điện Hòa Bình, từ đèo Thung Khe thả tầm nhìn về phía bình nguyên sau lưng đèo, đó chính là Ba Khan. Con đường này bắt đầu từ phía dưới chân đèo Thung Khe, chạy dọc qua hết xã Ba Khan rồi bắt đầu men theo lòng hồ Hòa Bình. Trên đường từ Hang Kia về lại Hà Nội, các bạn có thể ghé qua Ba Khan dạo chơi nhé.

TravelLink - Combo du lịch & vé máy bay giá rẻ nhất

Ảnh: Sưu tầm Internet

5. Khám phá văn hóa

5.1. Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đã có từ lâu, được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Phần lễ bắt đầu với những tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính đồng bào dân tộc Mông tại đây trình diễn. Phần hội diễn ra với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chơi các môn thể thao đậm đà bản sắc dân tộc như: tu lu, ném pao, kéo co, bắn nỏ… và những gian hàng ẩm thực giới thiệu một số đặc sản của địa phương như: bánh dày, thắng cố, rau cải, sản phẩm nghề rèn…

5.2. Nghề làm giấy thủ công

Nghề làm giấy thủ công ở Hang Kia Pà Cò là nét văn hoá độc đáo của người H’Mông nơi đây. Từ bao đời nay họ đã biết dùng cây giang để làm giấy với kỹ thuật có từ 300 năm rất độc đáo. Giấy giang làm ra không dùng để viết, mà chủ yếu dùng phục vụ cho mục đích tín ngưỡng. .Thân của cây giang được chẻ nhỏ, bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên mới mang ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt các thứ xơ bỏ ra ngoài. Và khâu cuối là tráng ra tờ giấy trên khung màn đóng sẵn. Khi giấy khô thì gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu hơi vàng tươi đẹp mắt.

5.3. Nghề dệt thổ cẩm

Dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mông. Vào những dịp lễ, Tết, các chàng trai, cô gái người Mông lại mặc những bộ quần áo, váy thổ cẩm, đeo vòng bạc trắng rộn rã cùng nhau đến những phiên chợ, vườn mận, đào thắm sắc hoa để trò chuyện, gặp gỡ. Sắc màu rực rỡ, hoa văn thổ cẩm bắt mắt trên những chiếc áo, váy tạo sức sống tinh thần, điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông.

5.4. Hái chè

Ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có các cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã. Những gốc chè ở đất Pà Cò này, ngày trước là của người Thái nuôi dưỡng, đến khi họ không ở nữa mới truyền lại cho người Mông giữ. Các bạn có thể đến đây và tham gia vào quy trình hái búp, sao chè của người dân địa phương.

Ảnh: Sưu tầm Internet

6. Ăn gì ở Hang Kia?

Lợn bản

Không giống như lợn được nuôi công nghiệp, lợn vùng cao cân nặng không nhiều do được nuôi thả theo các phương pháp tự nhiên nhất. Đặc trưng dễ nhận thấy nhất là bì dày, thịt nhiều mỡ. Nếu đi theo đoàn đông, có thể đặt riêng một con lợn và chế biến thành rất nhiều món, nếu đi ít người thì cứ thịt lợn nướng mà thưởng thức nhé.

Gà nướng

Gà được người dân địa phương nuôi thả trong vườn nên thịt lúc nào cũng săn chắc, ăn ngọt lừ. Trong cái se lạnh của vùng cao Tây Bắc, gà nướng là món rất thích hợp để ăn.

Xôi nếp nương

Được làm từ nếp cẩm trồng ngay tại địa phương, đây là món ăn chắc nhiều bạn sẽ thích. Sau khi đã được nấu thành xôi hay cơm lam, đặc sản gạo nếp nương có mùi thơm vô cùng quyến rũ, kích thích vị giác và khứu giác của người thưởng thức.

Cải mèo

Với khí hậu tương đối mát mẻ, điều kiện thuận lợi để trồng nhiều loại rau trong đó có cải mèo. Vốn giống cải này xưa được bà con người Mông để mọc tự nhiên, tự hứng lấy sương lạnh, hút dinh dưỡng từ đất mà sinh sống. Sau này được trồng nhiều hơn trong vườn, giống cải này ăn rất giòn, ngọt, chấm cùng nước mắm trứng thì tuyệt vời.

Bánh dầy Mông

Bánh dầy tượng trưng cho trời đất, sự an lành phồn thịnh của cuộc sống, là tượng trưng cho một năm gặt hái mùa màng bội thu, là thứ bánh để cúng ông bà cha mẹ, thay cho lời mời ông bà cha mẹ đa khuất về ăn tết cùng con cháu. Trước kia, người Mông ở Hang Kia làm bánh dầy vào những dịp lễ Tết. Giờ đây, các hoạt động du lịch được phát triển, để thể hiện sự hiếu khách cũng như giới thiệu về những nét truyền thống của dân tộc mình, người dân nơi đây cũng tổ chức làm bánh dầy để các du khách đến thăm được tìm hiểu.

Mận

Nếu như ngô được coi là cây cứu đói thì mận lại là cây giảm nghèo của đồng bào Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia. Ở vùng này có 2 loại là mận tam hoa và mận hậu. Mỗi quả có một vị riêng nhưng nhiều người sẽ thích mận tam hoa hơn vì nó có vị chua thanh và giòn để được lâu hơn, còn mậu hậu ngọt hơn nhưng quả mềm lại không để được lâu.

Chè Shan Tuyết

Chè Shan Tuyết Pà Cò được trồng ở độ cao trên 1000m tắm nắng, ngậm sương để cho ra búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, khi pha trà có màu vàng sánh như mật ong, hương thơm tinh khiết, có vị ngọt dịu sâu lắng đậm đà.

Bạn có thấy bài viết về Thung lũng Hang Kia - Pà Cò này hấp dẫn không? Hãy lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch Mai Châu để thỏa sức khám phá vẻ đẹp của Hang Kia - Pà Cò ngay thôi. Vietgoing xin gửi bạn tham khảo một số khách sạn đẹp, sang trọng, giá rẻ, gần trung tâm và đang có rất nhiều ưu đãi để bạn tham khảo nhé:

Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đi tour Mai Châu trọn gói và được các hướng dẫn viên nhiệt tình, am hiểu về Mai Châu - Hoà Bình kể cho bạn nghe những câu chuyện vô cùng thú vị thì có thể tham khảo một số tour hấp dẫn tại Vietgoing dưới đây:

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi Vietgoing.

Khách sạn ở gần Thung lũng Hang Kia - Pà Cò (Xem tất cả)

Avana Retreat Mai Châu

Resort
Bao La, Mai Châu
Cách đây 7.6km
Cách Bản Lác 14.2km

The Nordic Village Resort Mộc Châu

Resort
Vân Hồ, Vân Hồ
Cách đây 11.9km

Mai Châu Onsen Retreat

Homestay - Gần trung tâm
Săm Khóe, Mai Châu
Cách đây 14.6km
Cách Bản Lác 9.4km
Cách Đèo Thung Khe 16.2km

2,277,000₫

Gió's House Vân Hồ

Homestay
Vân Hồ, Vân Hồ
Cách đây 18km
Cách Thác Dải Yếm 13.7km
Cách Đỉnh Pha Luông 15.5km

Mai Châu HideaWay Resort

Khu nghỉ dưỡng
Tân Mai, Mai Châu
Cách đây 19.4km
Cách Bản Lác 11.3km
Cách Đèo Thung Khe 11.8km
Cách Thung Nai 14.2km

Family 64 Home Mộc Châu

Đánh giá 9.9
Resort
NT Mộc Châu, Mộc Châu
Cách đây 20.3km

Miễn phí bữa sáng920,000₫

Wooden House Mộc Châu

Đánh giá 9.2
Homestay
Mộc Châu, Mộc Châu
Cách đây 20.3km

Mai Châu Rice Fields

Homestay
Nà Phòn, Mai Châu
Cách đây 20.6km
Cách Bản Lác 1.1km
Cách Đèo Thung Khe 7.7km
Cách Thung Nai 18.9km

Điểm du lịch gần Thung lũng Hang Kia - Pà Cò

Chợ Pà Cò

Huyện Mai Châu, Hoà Bình
Cách đây 1.9km

Thác Gò Lào

Huyện Mai Châu, Hoà Bình
Cách đây 9km

Bản Lác

Huyện Mai Châu, Hoà Bình
Cách đây 13.4km

Hang Chiều

Huyện Mai Châu, Hoà Bình
Cách đây 14km

Bài viết liên quan Thung lũng Hang Kia - Pà Cò

1. Di chuyển: Quãng đường từ Hà Nội - Hang Kia dài 150km. Mình đi bằng xe máy nhưng sẽ review 2 options cho mọi người tham khảo: + Xe máy: xuất phát từ Nguyễn Trãi đi thẳng xuống Hà Đông theo hướng Quốc Lộ 6 - Hòa Bình. Tuy nhiên mọi người đừng đi đường này vì phải dừng nhiều đèn đỏ, tắc đường, nhiều xe to, đường bé đi rất mất thời gian. Đi cả tiếng hồ có khi chưa ra khỏi nội thành HN. Mọi người nên đi đường đại lộ Thăng Long - Hòa Lạc cứ đâm thẳng 1 đường và đi theo map chỉ dẫn là nhanh hơn rất nhiều. + Xe khách: Đi xe Sơn La và dừng ở ngã 3 rẽ vào Hang...

Review Săn Mây Hang Kia - Hòa Bình 1 Ngày 1 Đêm
  • Thung lũng Hang Kia - Pà Cò, Hòa Bình