Di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72, Quảng Bình

Núi An Bờ, Xã Ngân Thủy, Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (Xem bản đồ)
Di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72

Tổng Trạm thông tin A72 nằm trong hệ thống hang đá thuộc núi An Bờ, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi ghi dầu những chiến công thầm lặng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, không ngại gian khổ, hi sinh, ý chí kiên cường của cán bộ, chiến sở thông tin liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Bình cũng với đặc khu Vĩnh Linh (Quảng Trị) gánh vác một sứ mệnh lịch sử quan trọng trước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện trực tiếp cho chiến trường miền Nam. Vì vậy, đế quốc Mỹ luôn tìm đủ mọi cách, tập trung bắn phá ác liệt hòng cắt đứt tuyến chi viện chiến lược của quân và dân ta trên nhiều mặt trận, đặc biệt trong đó là hệ thống thông tin liên lạc.



Sự quan trọng của Tổng Trạm Thông tin A72

Trước tình hình đó, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, ngày 7/1/1967, Cục Thông tin liên lạc (nay là Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc) đã quyết định thành lập Đại đội 7 trực thuộc Trung đoàn Thông tin 136, làm nhiệm vụ quản lý và khai thác tuyến dây trần thông tin dài hơn 300km từ Giang Sơn (Nghệ An) vào điểm cao 316 Vinh Linh (Quảng Trị) do Trung đoàn mới xây dựng. Tuyến này có 3 trạm cơ vụ tải ba đều nằm trên đất Quảng Bình là: A69 ở Lèn Hà (Tuyên Hóa); A70 ở Khương Hà (Bố Trạch) và A72 ở núi An Bờ (Lệ Thủy). A72 là Tổng trạm thông tin đầu mối trên tuyển trục phía Nam của Trung doàn 136, do Đại đội 7 phụ trách.

Đây là trung tâm thông tin huyết mạch, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo trực tiếp cho Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo, chỉ huy các mặt trận trên chiến trường miền Nam và nước bạn Lào. Tổng trạm Thông tin A72 có tới 50 mạch thoại cao tần, 28 đầu máy tải ba các loại và 2 tổng đài loại 100 số. Tháng 5/1967, đường dây liên lạc từ Tổng trạm Thông tin A72 đã được nối thông tin bằng tải bara Hà Nội với Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh. Trong những thời điểm ác liệt của cuộc chiến tranh, nơi đây còn được chọn đặt Sở chi huy chiến dịch và Sở chi huy tiền phương của bộ đội pháo binh, lực lượng vận tải và các cơ quan tiền phương của Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc.

Mùa xuân năm 1968, để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho chiến dịch Khe Sanh (Quảng Trị) và chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta, Sở chỉ huy mặt trận do Thiếu tướng Trần Quý Hai, phó Tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh cùng nhiều tướng lĩnh cấp cao của quân đội ta đóng tại khu vực Tổng trạm Thông tin A72. Trong cuộc Tổng tấn công và nói dậy tết Mậu Thân 1968, Tổng Trạm Thông tin A72 luôn bảo đảm thông tin liên lạc liên tục trên cả hai hướng: Sở chỉ huy tiền phương của Bộ chỉ đạo tác chiến ở mặt trận Trị – Thiên, Sở chỉ huy tiền phương của Quân khu IV chỉ đạo kiềm chế pháo binh địch ở Cồn Tiên Dốc Miếu và ngăn địch đổ bộ đánh vu hồi theo đường biển.



Tổng trạm thông tin đón tiếp các đoàn công tác quan trọng

Năm 1971, ngoài nhiệm vụ bảo đám thông tin liên lạc cho chiến trường, Tổng trạm Thông tin A72 còn là nơi đón tiếp cảc đoàn công tác của Bộ quốc phòng và phái viên cấp cao của Đảng và Nhà nước vào trực tiếp theo dõi và chi đạo tác chiến trong chiến dịch Đường 9- Nam Lào như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Thiếu tướng Trần Quý Hai, Thiếu tướng Đàm Quang Trung, Thiếu tướng Dõan Tuế… Công việc của cán bộ, chiến sĩ Trạm A72 tăng lên 7 đến 8 lần so với bình thưởng, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Tổng trạm Thông tin A72 vẫn luôn giữ vững mạch máu thông tin liên lạc trong mọi tình huống, góp phần đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch.

Trong cuộc tiến công năm 1972, đặc biệt là chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, Trung đoàn Thông tin nói chung, Tổng trạm Thông tin A72 nói riêng đã lập nhiều chiến công xuất sắc, giữ vững mạch máu thông tin thông suốt, kịp thời với các đầu mối trực thuộc, phục vụ đắc lực cho Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo, chỉ huy tới các quân, binh chủng.



Nơi phát đi mệnh lệnh thần tốc của Tướng Giáp

Năm 1975, Tổng trạm Thông tin A72 lại đảm nhận nhiệm vụ mới. Tại đây, Bộ chỉ huy cánh quân phía Đông của Bộ Tổng tư lệnh do Trung tướng Lê Trọng Tấn trực tiếp chỉ huy đã chỉ đạo các Quân đoàn 1, II và Sư đoàn II trong chiến dịch tiến công giải phóng Huế – Đà Nẵng. Tổng trạm Thông tin A72 đã nhận và phát ngay mệnh lệnh: ” Thần tốc, thần tốc hơn nữa … táo bạo, táo bạo hơn nữa..” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tổng trạm thông tin A72 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phối hợp lực lượng và do đó đảm bảo thẳng lợi “, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ của Tổng trạm Thông tin A72 luôn nêu cao tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm vượt qua mưa bom bão đạn, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, ngày đêm bám tuyến, bám máy; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn Thông tin 136, với lực lượng thông tin của các quân chúng, binh chủng, quân đoàn tạo nên một mạng lưới thông tin thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến, nhất là tử Sở chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị tác chiến, giữ vững mạch máu thông tin liên lạc “kịp thời chính xác – bí mật – an toàn”, góp phần quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau chiến dịch Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng trạm Thông tin A72 tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Với những đóng góp không nhỏ trong công tác đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tổng trạm Thông tin A72 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng Nhất, góp thêm thành tích quan trọng để Đại đội 7, Trung đoàn 136, Binh chủng Thông tin liên lạc được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 12/12/1986, Tổng trạm Thông tin A72 được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu và đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đầu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Năm 2017 bia di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72 được xây dựng tại núi An Bờ. Năm 2018 di tích lịch sử cùng với hang Chà Lòi được công ty Du lịch Netin Travel đưa vào khai thác du lịch tại xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy

Khách sạn ở gần Di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72 (Xem tất cả)

Bang Onsen Spa & Resort

Resort
Kim Thủy, Lệ Thủy
Cách đây 17.1km

Bloom Boutique Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm, Gần biển
Quang Phú, Đồng Hới

600,000₫

Manli Resort Quảng Bình

Đánh giá 9.8
Resort
Quang Phú, Đồng Hới

Miễn phí bữa sáng1,150,000₫

Sea Star Resort Quảng Bình

Resort - Gần biển
Quang Phú, Đồng Hới

Meliá Vinpearl Quảng Bình

Tổ hợp du lịch
Hải Đình, Đồng Hới

Miễn phí bữa sáng1,438,000₫

Celina Peninsula Quảng Bình

Resort
Bảo Ninh, Đồng Hới

Miễn phí bữa sáng1,610,000₫

Rex Hotel Quảng Bình

Đánh giá 8.8
Khách sạn
Nam Lý, Đồng Hới

Riverside Hotel Quảng Bình

Đánh giá 7.8
Khách sạn
Đồng Mỹ, Đồng Hới

Điểm du lịch gần Di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72

Hệ thống hang Chà Lòi

Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Cách đây 2.4km

Thung Lũng Tình Yêu - Bản Còi

Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Cách đây 2.8km

Khe Nước Lạnh - Quảng Bình

Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Cách đây 4.1km

Khu di tích chùa Non – Núi Thần Đinh

Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Cách đây 7.6km
  • Di tích lịch sử tổng trạm thông tin A72, Quảng Bình