Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột

Tân Tiến, Thành phố Buôn Ma Thuột, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk (Xem bản đồ)
Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên hay còn được gọi là bảo tàng văn hóa các dân tộc Đăk Lăk là một di tích lịch sử nằm tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.




Bảo tàng được xây dựng năm 2008 với chiều dài 130m, rộng 65m, diện tích sử dụng 9.200m², vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng, được xây dựng 2 tầng theo phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Với quy mô đó, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước. Bảo tàng có khoảng 1.000 hiện vật và hình ảnh, được tổ chức thành 3 không gian trưng bày chính (đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử).





Công tác trưng bày trong bảo tàng thể hiện những quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày hiện đại. Không gian trưng bày Đa dạng sinh học có diện tích khoảng 350m² với hơn 200 hiện vật và hình ảnh hấp dẫn nhằm giới thiệu đến công chúng về một miền đất cao nguyên trù phú, có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Lắk, hồ Cư Mil, thác Drai Anur… tạo điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk phát triển kinh tế, du lịch.

Bên cạnh đó, không gian trưng bày này còn giới thiệu về tài nguyên rừng của tỉnh khá giàu có, với sự phong phú của nhiều loài động thực vật, có những loài nằm trong sách đỏ . Tại đây, du khách cũng được thấy một vài loài thực vật đặc hữu của vùng Trường Sơn - Tây Nguyên như thủy tùng, thông lá dẹp, thông năm lá. Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, ngành Trồng rừng cũng được chú trọng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu lâm sản cũng như điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai.





Là tỉnh có diện tích đất đỏ bazan rộng, màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu... trữ lượng xuất khẩu lớn, những cây cà phê, cao su này khi hết tuổi khai thác sẽ được sử dụng làm đồ mỹ nghệ và gia dụng. Du khách đến với Đắk Lắk bên cạnh tìm hiểu về mảnh đất và con người nơi đây, còn có thể chọn cho mình một món quà đặc sản như cà phê, tiêu, mật ong… hoặc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.





Đặc biệt, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng đi tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiếu số bản địa trong việc trưng bày. Bên cạnh tiếng Việt, Pháp và Anh, Bảo tàng còn sử dụng ngôn ngữ Ê đê và cả ngôn ngữ các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ. Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được hoàn thành là một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa-xã hội của tỉnh, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được thi công từ năm 2008 do sự hỗ trợ của Dự án “Phát huy di sản Bảo tàng Việt Nam”, sự hợp tác của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam…

Khách sạn ở gần Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên (Xem tất cả)

Sài Gòn Ban Mê Hotel

Khách sạn
Thống Nhất, Buôn Ma Thuột
Cách đây 610m

Nam Anh Hotel Buôn Ma Thuột

Khách sạn
Tự An, Buôn Ma Thuột
Cách đây 650m

400,000₫

Hai Bà Trưng Hotel & Spa Buôn Ma Thuột

Khách sạn
Thắng Lợi, Buôn Ma Thuột
Cách đây 780m

SOJO Hotel Đắk Lắk

Khách sạn - Gần trung tâm
Tự An, Buôn Ma Thuột
Cách đây 850m

799,000₫

Đam San Hotel Buôn Ma Thuột

Khách sạn
Tự An, Buôn Ma Thuột
Cách đây 1.4km

Miễn phí bữa sáng700,000₫

Elephants Hotel Buôn Ma Thuột

Khách sạn
Tân Lợi, Buôn Ma Thuột
Cách đây 1.8km

Ban Mê Central Hotel Buôn Ma Thuột

Đánh giá 9
Khách sạn
Tân Lợi, Buôn Ma Thuột
Cách đây 1.9km

Thanh Bình Hotel Buôn Ma Thuột

Khách sạn
Tân Lợi, Buôn Ma Thuột
Cách đây 2km

450,000₫

Các tour du lịch đi Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên Xem tất cả

Điểm du lịch gần Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên

Nhà đày Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Cách đây 370m

Nhà thờ Thánh Tâm (Chính tòa Ban Mê Thuột)

Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Cách đây 420m

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Cách đây 500m

Thác Dray Nur

Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Cách đây 13.8km

Bài viết liên quan Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên

Tháng 11 là thời điểm cỏ hồng, cỏ lau ở Đà Lạt và Pleiku vào mùa, hút du khách đến chụp ảnh. Vào những tháng cuối năm, đồi cỏ hồng ở khu vực Thung lũng Vàng và cây thông cô đơn trở thành điểm đến hút khách chụp ảnh vào buổi sáng từ 6h đến 8h. Sau khung giờ này, cỏ sẽ bớt đẹp hơn vì không còn sương đọng và nắng đã lên cao. Những ngày gần đây, Đà Lạt đã hết mùa mưa, nhiệt độ ngoài trời 14-24 độ C. Đồi cỏ cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, đi trong sương sớm trời khá lạnh, du khách nên chuẩn bị áo ấm, khăn choàng. Cỏ đẹp nhất vào ngày Đà Lạt nhiều sương...

Những đồi cỏ ở Tây Nguyên rực rỡ dịp cuối năm

Cứ vào tháng 11, các sườn đồi, ven đường, trong rẫy xa... tại Tây Nguyên lại rực sắc vàng của hoa dã quỳ. Chư Đăng Ya cao khoảng 500 m, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc. Đây là ngọn núi lửa cổ dương (nhô lên trên mặt đất) từng hoạt động ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Dã quỳ nở rộ dọc đường, ven rẫy của người dân địa phương. Hai nữ sinh trung học cơ sở ở thành phố Pleiku tranh thủ ngày nghỉ, chạy xe máy xuống núi lửa Chư Đăng Ya chụp hình và chiêm ng...

Dã quỳ nở rộ ở núi lửa Chư Đăng Ya
  • Bảo Tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột