Chùa Dâu, Bắc Ninh

Lạc Long Quân, Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh (Xem bản đồ)
Chùa Dâu
Bắc Ninh là vùng đất trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, nơi có chùa Dâu đã được dân gian vinh danh là "đệ nhất cổ tự trời Nam".Chùa tên Pháp Vân Tự, Diên Ứng Tự, Cổ Châu Tự, thường được gọi là chùa Dâu, chùa Cả, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam.
1. Giới thiệu về chùa Dâu
 - Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Được xây dựng từ những năm 187 đến năm 226 mới hoàn thành, tính đến nay chùa Dâu đã ngót nghét gần 1800 năm tuổi. Chùa Dâu đang giữ kỷ lục ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta.
 - Chùa Dâu là nơi giao thoa của nền Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và nền văn hóa dân gian VIệt Nam. Chùa thờ nữ thần mây Pháp Vân trong hệ Tứ pháp gồm: Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp). Bốn vị thần này khởi thủy là thần nông nghiệp, làm ra các phép mây, mưa, sấm, chớp phục vụ và ảnh hưởng đến việc đồng áng của người dân. Do ảnh hưởng của Phật giáo mà các vị thần này được hóa Phật và tôn thờ. 
Ngôi  - chùa cổ đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử hàng ngàn năm. Với sự bào mòn của thời gian và tàn phá của chiến tranh, chùa Dâu đã bị hư hỏng và phải xây dựng, tu sửa lại rất nhiều. Tuy vậy, những giá trị văn hóa, tâm linh được  của chùa Dâu vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn. Đặc biệt là câu truyện về Phật mẫu Man Nương gắn liền với sự ra đời của ngôi chùa cổ này vẫn còn được lưu truyền mãi tới ngày nay. Năm 2013, chùa Dâu được Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng thành Di tích Quốc gia đặc biệt.
2. Tham quan chùa Dâu
 - Chùa Dâu tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, cây cối xung quanh mọc xanh tốt. Sân chùa với giếng nước, ao làng tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng thôn quê phía Bắc. Cảnh quan đẹp cùng ngôi chùa cổ kính, rêu phong tạo cho du khách cảm giác yên bình và thơ mộng đến lạ.
 - Chùa được xây theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc” - lối thiết kế đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam và các nhà Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện được xây cao dần vào phía trong. Trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa, đặc biệt là trong thời kỳ Lê - Nguyễn, nên chùa in đậm dấu ấn kiến trúc và điêu khắc tượng đặc sắc của thời đại này.
 - Khi bước vào chùa, ấn tượng đầu tiên là tháp Hòa Phong 3 tầng cao 17m nằm giữa sân. Tháp được xây bằng gạch nung. Chuông và khánh đặt trong tháp đều được đúc từ cuối thế kỉ 17 - đầu thế kỉ 18, gắn liền với câu thơ quen thuộc của người Bắc Ninh: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.  Tại các góc của tháp có tượng thờ “Tứ vị Thiên Vương” cai quản bốn phương trời. Ngoài tháp Hòa Phong, chùa Dâu còn có vườn tháp gồm 8 tháp là nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa, có niên đại thế kỉ 14 - thế kỉ 19.

- Tiền đường với 7 gian phòng rộng rãi mang phong cách bố trí và đúc tượng thời Nguyễn. Tại đây đặt tượng Hộ Pháp, Bát Bộ Kim Cương, Đức Ông, Đức Thánh Hiền với tạo hình sinh động. Kế tiếp tiền đường là nhà thiêu hương, nơi thờ Thập điện Diêm Vương, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - người đã có công tu sửa chùa và Thái tử Kỳ Đà.
 - Nhà thượng điện được xây phía trên cao nhất, là nhà một gian ba trái với mái nhà cong, tạo khối như bông sen, được trạm trổ khéo léo hình tứ linh .Bên trong thượng điện đặt pho tượng uy nghi của bà Dâu hay chính là nữ thần Pháp Vân - chị cả của Tứ Pháp. Bên tay trái của bà Pháp Vân là tượng bà Pháp Vũ hay bà Đậu - được rước sang thờ cùng khi chùa Đậu (Bắc Ninh) bị tàn phá do Pháp sang xâm lược. Bên dưới bàn thờ bà Dâu là tượng của Kim Đồng, Ngọc Nữ và hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương. Các bức tượng được bố trí cân xứng và mang đường nét, vẻ đẹp đặc trưng của người Việt Nam.  
 - Nhắc đến nghệ thuật tượng của chùa Dâu, còn phải đến 18 pho tượng của các vị La Hán ở dọc hai dãy hành lang song song nối liền tiền thất và hậu đường được miêu tả với các tư thế, hình dáng và màu sắc sinh động mà gần gũi.
3. Lễ hội tại chùa Dâu
 - Lễ hội chùa Dâu được diễn ra trong ngày 8-9 tháng 4 âm lịch hằng năm với quy mô rộng lớn. Năm ngôi chùa lớn tại ba xã của tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp Vân (bà Dâu -chùa Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) và Phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm, thực hiện nghi lễ rước các bà. Đám rước khi tới chùa Dâu sẽ tổ chức các nghi lễ theo hình thức trò chơi vô cùng độc đáo như trò “mẹ đuổi con” - các kiệu rước chạy 3 vòng, “cướp nước” - các kiệu đua nhau tới cổng Tam Quan để dự đoán tình trạng mùa màng. 
>>> Tham khảo thêm: Khách sạn Bắc Ninh

 - Lễ hội là cơ hội để tìm về Phật tổ linh thiêng, bên cạnh đó là tìm hiểu các nghi thức tín ngưỡng dân gian độc đáo, thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh và những ước mơ về cuộc sống ấm no của người dân làm nông nghiệp. Bởi vậy không chỉ với người dân vùng Bắc Ninh, lễ hội chùa Dâu còn thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham dự.
4. Cách di chuyển đến chùa Dâu
 - Chùa Dâu cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 20km. Từ trung tâm Bắc Ninh bạn đi qua cầu vượt Bồ Sơn, đi thẳng theo quốc lộ 38, đến ngã tư Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân thì rẽ trái vào Lạc Long Quân đi khoảng 10km nữa là tới chùa Dâu.
 - Hoặc để tích kiệm chi phí bạn có thể đi xe buýt tuyến 204 với lộ trình tại tỉnh Bắc Ninh là: Ngã tư Phú Thị - Đường 181 - Phố Sủi - Keo - Kim Sơn - Chùa Keo - Phố Toàn Thắng - Đức Hiệp - Xuân Lâm - Hà Mãn - chùa Dâu - Thanh Hoài - Tam Á - Phố Khám - Thị trấn Hồ. Bến xuống ở chợ Dâu, cách chùa Dâu 400m đi bộ.

5. Kinh nghiệm cần biết khi tham quan chùa Dâu
Khi tham quan chùa Dâu bạn cần chú ý những điều sau:
- Đến cổng chùa (cổng Tam Quan) thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa.
- Giữ tâm ý trong sáng, mọi điều cầu ước nên giữ ý nguyện tốt đẹp, hướng thiện. 
- Đi lễ chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tránh mặc đồ màu mè, rườm rà, mặc váy kể cả váy dài. Tuyệt đối không được mặc áo hai dây, quần ngắn trên đầu gối, các trang phục hở hang. 
- Giữ gìn cảnh quan và không khí tôn nghiêm của chùa bằng cách không nói to, cười đùa, vứt rác bừa bãi, ngắt lá bẻ cành.
- Không tự ý chạm, leo trèo, sờ vào các bức tượng của chùa.
- Dâng lễ thành tâm, đơn giản, không cần quá cầu kỳ. Chỉ nên dâng hương hoa trà bánh thuần chay. Dâng hương và xếp lễ theo sự hướng dẫn của nhà chùa.
- Vào mùa lễ hội, du khách kéo về đây rất đông, bạn nên đặt trước khách sạn Bắc Ninh để có thể tận hưởng trọn vẹn lễ hội diễn ra trong cả 2 ngày nhé.
- Chùa Dâu với niên đại lâu đời nhưng vẫn giữ gìn được nguyên vẹn các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc. Đây không chỉ là niềm tự hào của tỉnh Bắc Ninh - cái nôi Phật giáo Việt Nam mà còn là di sản vô giá của đất nước. 

Khách sạn ở gần Chùa Dâu (Xem tất cả)

Berlin Farm - Club House Bắc Ninh

Ecofarm
Nghĩa Đạo, Thuận Thành
Cách đây 9.8km
Cách Chùa Phật Tích 15.2km

Garco Dragon Hotel 1

Khách sạn
Sài Đồng, Long Biên
Cách đây 12.7km
Cách Ecopark 6.1km
Cách Nhà Hát Lớn 6.5km

Miễn phí bữa sáng920,000₫

Garco Dragon 2 Hotel

Khách sạn
Sài Đồng, Long Biên
Cách đây 12.7km
Cách Ecopark 6.1km
Cách Nhà Hát Lớn 6.5km

Miễn phí bữa sáng1,150,000₫

Grand Phoenix Hotel Bắc Ninh

Đánh giá 10
Khách sạn
Đại Phúc, Bắc Ninh
Cách đây 15.9km
Cách Chùa Phật Tích 10.2km
Cách Đền Đô 13.7km

Mường Thanh Luxury Bắc Ninh Hotel

Khách sạn
Tiền An, Bắc Ninh
Cách đây 16.6km
Cách Chùa Phật Tích 10.8km
Cách Đền Đô 13.9km

Hotel du Monde Hà Nội

Khách sạn
Bồ Đề, Long Biên
Cách đây 17.1km
Cách Cầu Long Biên 2.4km
Cách Nhà Hát Lớn 2.8km
Cách Hồ Gươm 3km

Mandala Hotel & Spa Bắc Ninh

Khách sạn
Suối Hoa, Bắc Ninh
Cách đây 17.4km
Cách Chùa Phật Tích 11.8km
Cách Đền Đô 15.1km

Miễn phí bữa sáng1,346,000₫

A25 Luxury Hotel - Số 684 Minh Khai

Khách sạn - Gần trung tâm
Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng
Cách đây 18.2km

Điểm du lịch gần Chùa Dâu

Chùa Bút Tháp

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 2.2km

Lăng Mộ thủy tổ Vua Kinh Dương Vương

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 2.4km

Làng Tranh Đông Hồ

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Cách đây 3.1km

Chùa Phật Tích

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Cách đây 4.1km

Bài viết liên quan Chùa Dâu

1. Chùa Dâu Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ (Giao Châu), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta. Kiến trúc của Chùa Dâu ngày nay là được tu sửa từ thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu kiến trúc “ Nội công, ngoại quốc ”, với ba tòa nhà tiền đường, thiêu hương, thượng điện nối tiếp nhau như chữ công, và toàn bộ...

Top 10 điểm du lịch ở Bắc Ninh

Xuân là mùa của sự sống, của niềm vui và hy vọng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách khắp nơi đến thăm và chiêm bái những ngôi chùa linh thiêng, mang đậm nét văn hóa và tâm linh của người Việt. Trong bài viết này, Vietgoing sẽ giới thiệu cho bạn 10 ngôi chùa nổi tiếng gần Hà Nội, nơi bạn có thể tìm thấy sự bình yên, thanh tịnh và hướng thiện trong những ngày đầu năm mới. Hãy cùng khám phá nhé! 1. Chùa Hương Chùa Hương hay Hương Sơn, là chùa gần Hà Nội nổi tiếng nhất . Chùa là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, gồm hàng chục...

Du xuân đầu năm với 10 ngôi chùa nổi tiếng gần Hà Nội

Du lịch Bắc Ninh nên đi vào thời gian nào Bạn có thể đi du lịch Bắc Ninh vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên có 3 mốc thời gian sau đây được coi là thời gian thích hợp nhất để khám phá vùng đất này: – Từ tháng 1 – tháng 3: Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bắc Ninh vì thời điểm này là mùa xuân nên có rất nhiều lễ hội diễn ra như Hội Đình Bảng, Hội Chùa Dâu, Hội Lim … Nếu bạn muốn tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán ở đây thì nên đi vào thời gian này nhé. – Từ tháng 4 – tháng 5: Đây là thời điểm đầ...

Cẩm nang Du lịch Quảng Trị từ A đến Z mới nhất

1. Đền Trần – Lễ Khai ấn được mong đợi nhất trong năm Đền Trấn vốn nổi tiếng với Lễ Khai ấn được diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này nổi tiếng là bởi sự linh thiêng của ấn vua ban. Chỉ đêm 14 tháng giêng mới khai ấn, mà ấn phải lấy vào đúng 23-24h của ngày này mới linh thiêng nên có hàng vạn người từ khắp nơi tới vào thời gian đó để xin ấn vào đúng thời khắc đấy. Nếu may mắn xin được ấn đóng trên tấm lụa đỏ là đắc lộc, đắc thọ. Đây là một trong những địa điểm lễ chùa đầu năm ở Miền Bắc linh thiêng nhất, cách Hà Nội 1 tiếng...

  • Chùa Dâu, Bắc Ninh