Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội (Xem bản đồ)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trong hành trình khám phá Hà Nội, nhất định bạn phải dành thời gian để tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - đền thờ Khổng Tử, và là trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ thời Lý. Không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất Việt bao đời, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là chứng nhân lịch sử của thủ đô Hà Nội. Với những ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám xứng đáng là một điểm đến cho bạn thêm yêu nước Việt, và mong muốn giới thiệu quần thể di tích quốc gia đặc biệt này cho bạn bè quốc tế. 

Hãy theo chân Vietgoing tìm hiểu một số thông tin thú vị về địa danh nổi tiếng này và giải đáp những câu hỏi thường gặp về Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé!

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu?

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc trang nghiêm, tĩnh mịch tại phía Nam Hoàng Thành Thăng Long, ngày nay là số 57 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là nơi giao thoa bốn tuyến phố lớn của quận Đống Đa, nên rất dễ tìm đến cho dù bạn đi bằng phương tiện nào. 

Ảnh: Sưu tầm Internet.

2. Văn Miếu Quốc Tử Giám ra đời như thế nào?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể kiến trúc gồm hai di tích: Văn MiếuQuốc Tử Giám.

Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Sau này, vào năm 1370, khi Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An qua đời, Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử.

Quốc Tử Giám được Vua Lý Nhân Tông cho xây kề sau Văn Miếu vào năm 1076 với mục đích thành lập trường học hoàng gia, dành riêng cho các “quốc tử”, tức con vua, chúa, và các bậc đại quyền quý trong triều. Về sau, từ năm 1253, vua Trần Thái Tông chiếu lệnh mở rộng Quốc Tử Giám, cho phép con cái thường dân có năng lực xuất sắc được theo học tại đây.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Xem thêm: Top 12 địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, nhất định phải ghé qua

3. Văn Miếu Quốc - Tử Giám có bao nhiêu bia tiến sĩ?

Ý tưởng thành lập bia tiến sĩ xuất phát từ năm 1442, thời hậu Lê, khi Nho giáo đang rất thịnh hành.

Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông chính thức khởi dựng bia Tiến sĩ, nhằm vinh danh những sĩ tử đỗ đạt Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442. Các tiến sĩ của mỗi khoa thi được khắc tên trên một tấm bia và đặt trang trọng đặt trên lưng rùa. Nhà Lê đều đặn tổ chức thi ba năm một lần, và đến năm 1484 thì đã được 12 khoa thi.

Tuy vậy, không phải sau khoa thi nào cũng được khắc bia ngay, và cũng không phải tấm bia nào cũng trường tồn với thời gian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của ngoại cảnh, nhiều tấm bia đã bị hư hỏng hoặc mất mát. 

Với ba đợt dựng bia Tiến sĩ lớn vào các năm 1484, 1653, 1717, xen kẽ hai giai đoạn dựng bia thường xuyên vào cuối các triều đại Lê sơ và Lê trung hưng, ngày nay, tại vườn bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lại 82 tấm bia tiến sĩ.

Dù không còn giữ được đủ số lượng như xưa, nhưng công trình điêu khắc này được xem như pho sử đá mang giá trị lịch sử và văn hóa cực kỳ lớn. Vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản tư liệu thế giới. Như vậy, sau Mộc bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản tư liệu thế giới.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Xem thêm: Gợi ý 8 điểm du lịch gần Hà Nội trong 2 ngày siêu thú vị

4. Vì Sao Bạn Nên Viếng Thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám Ít Nhất Một Lần Trong Đời?

Với hơn 700 năm hoạt động và đào tạo ra hàng nghìn nhân tài tuấn kiệt cho nước Việt, Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay trở thành nơi thu hút rất nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức khen tặng các học sinh xuất sắc của thủ đô, và diễn ra lễ hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng.

Một biểu tượng vượt thời gian của thủ đô, một hình ảnh đã được in trên tờ tiền 100.000đ của quốc gia Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mãi mãi là một địa điểm không thể bỏ lỡ khi nhắc đến du lịch Hà Nội nói riêng, và du lịch Việt Nam nói chung. Hy vọng, với những thông tin khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ cảm thấy háo hức hơn và muốn check-in địa điểm này ngay trong lần ghé đến Hà thành tiếp theo.

Ảnh: Sưu tầm Internet.

Nếu bạn đang có dự định đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đừng quên tham khảo một số khách sạn Hà Nội gần Văn Miếu mà các khách hàng của Vietgoing đã lựa chọn đặt và đánh giá rất cao dưới đây nhé:

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật bởi: Vietgoing.

Khách sạn ở gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Xem tất cả)

Hanoi Emotion Hotel

Khách sạn
Cát Linh, Đống Đa
Cách đây 260m

Miễn phí bữa sáng870,000₫

De La Seine Hotel

Đánh giá 9
Khách sạn
Văn Miếu, Đống Đa
Cách đây 350m

A25 Hotel - 12 Ngô Sỹ Liên

Khách sạn - Gần trung tâm
Văn Miếu, Đống Đa
Cách đây 370m

Hanoi Larosa Hotel

Khách sạn - Gần trung tâm
Văn Miếu, Đống Đa
Cách đây 510m

Miễn phí bữa sáng1,001,000₫

Aria Central Hotel & Spa Hà Nội

Khách sạn
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 650m

Mango Hotel Hà Nội

Đánh giá 10
Khách sạn
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 670m

Mercure La Gare Hotel Hà Nội

Khách sạn - Gần trung tâm
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 670m

Hà Nội Oriental Pearl Hotel

Khách sạn
Cửa Nam, Hoàn Kiếm
Cách đây 710m

Các tour du lịch đi Văn Miếu - Quốc Tử Giám Xem tất cả

Điểm du lịch gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Nhà khách chính phủ

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cách đây 380m

Cột Cờ Hà Nội

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 450m

Chùa Một Cột

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 590m

Hoàng Thành Thăng Long

Quận Ba Đình, Hà Nội
Cách đây 620m

Bài viết liên quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám

I. Thời điểm nào thích hợp để du lịch Hà Nội Thời gian để tới Hà Nội đẹp nhất là vào mùa thu, khoảng độ từ tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trong đó lý tưởng nhất nên đến Hà Nội vào tháng 9 hay tháng 10. Vì khi này, mùa mưa ở Hà Nội thường đã kết thúc. Trời tạnh ráo, ánh nắng không quá gắt. Nhiệt độ ở mức trung bình, không khí mát mẻ. Tất cả các yếu tố thời tiết trên tạo điều kiện tốt nhất để du khách có một hành trình khám phá Hà Nội tuyệt vời nhất. Còn nếu với những du khách ưa thích không khí lạnh, có phần buốt rét, thì những tháng cuối năm như tháng 11, t...

Cẩm nang du lịch Hà Nội từ A đến Z mới nhất

1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác Quảng trường Ba Đình - Lăng Bác là địa điểm nhất định bạn phải đặt chân đến đầu tiên khi du lịch ở Hà Nội. Nơi yên nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bạn có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác. Bên cạnh đó, Quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Địa điểm du lịch này sẽ mang đến bạn rất nhiều ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc. 2. Hồ Gươm Hồ Gươm còn được ví von như trái tim của thủ đô, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, khi xư...

Top 12 địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, nhất định phải ghé qua

1. Chùa Trấn Quốc Được xem là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng, chùa Trấn Quốc có lịch sử hơn 1500 năm là nơi tâm linh nổi tiếng của du lịch Hà Nội và nằm trong top 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Dịp đầu năm, ngôi chùa không chỉ thu hút khách đến dâng lễ cầu bình an mà còn du xuân vãng cảnh chùa, cảnh Hồ Tây mùa xuân về. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc là sự kết hợp hài hòa giữa sự uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã của hồ nước mênh mông. Đặc biệt, tại chùa Trấn Quốc du khách còn được chiêm ngưỡng Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao...

Top 10 ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội

1. Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm nằm ngay giữa trung tâm thành phố bao quanh bởi những bóng cây xanh rợp mát, không khí sầm uất đặc trưng của 36 phố phường có lẽ là hình ảnh đầu tiên nhắc nhớ chúng ta về thủ đô và cũng là địa điểm du lịch Hà Nội nổi bật.  “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này”  Hồ Hoàn Kiếm –  Đền Ngọc Sơn – Cầu Thê Húc – Tháp Bút – Đài Nghiên đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp và kết tinh văn hóa tinh thần dân tộc của Hà Nội xưa. Nếu bạn là n...

Khám phá các điểm du lịch nổi tiếng tham quan trong ngày tại Hà Nội

Nếu như trước đây chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam quy định không đón khách du lịch đến Việt Nam với mục đích khác, thì nay đã cho phép khách quốc tế sau 7 ngày du lịch trọn gói có thể đi thăm thân nhân.  Ngày 5-11, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đoàn Văn Việt đã ký ban hành văn bản Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với những hướng dẫn chi tiết và nhiều điểm thuận lợi cho du khách. Bản hướng dẫn quy định chi tiết lộ trình 3 giai đoạn đón khách, về điều kiện với khách du lịch được tham gia...

Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế, được ở lại đến 3 tháng
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội