Về miền Tây thăm những ngôi chùa đẹp nổi tiếng linh thiêng

Về miền Tây thăm những ngôi chùa đẹp nổi tiếng linh thiêng

1. Chùa Bà – Châu Đốc – An Giang


Nhắc tới những ngôi chùa ở Miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc tới Miếu Bà Chúa Xứ người dân thường gọi là Chùa Bà tọa lạc dưới chân Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được biết đến với sự linh thiêng “cầu gì được nấy”, cùng với kiến trúc độc đáo, Chùa Bà trở thành điểm du lịch An Giang về tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở miền Tây Nam Bộ. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến 27- 4 âm lịch, thu hút khoảng 4,5 triệu lượt du khách mỗi năm đến hành hương, dâng lễ cũng như chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất An Giang và đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001.

2. Chùa Tây An – Châu Đốc – An Giang


Chùa Tây An nằm lưng chừng phía Đông núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng theo lối chữ “tam”, kết hợp nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, Hồi giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam theo phong cách Nam Bộ. Chùa Tây An đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

3. Chùa Phước Điền (Chùa Hang) – An Giang


Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền, nằm trên triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cách cụm di tích chùa Tây An, miếu bà Chùa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1km. Với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh, chùa Phước Điền thu hút rất đông du khách đến tham quan, lễ phật. Câu chuyện về cặp mãng xà quy y nơi cửa Phật càng khiến ngôi chùa này được phủ lên một lớp hào quang linh thiêng, huyền ảo… Đặc biệt từ sân chùa, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi non, ruộng đồng bát ngát.

4. Chùa Vạn Linh – Núi Cấm – An Giang


Khi du lịch An Giang, bạn không thể bỏ qua Chùa Vạn Linh – ngôi chùa linh thiêng đẹp như tiên cảnh. Chùa thường được gọi là chùa Lá, tọa lạc trên đỉnh Núi Cấm thuộc ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đến chùa Vạn Linh, mọi người được tĩnh tâm với tiếng kinh kệ vang vọng, thư thái với cảnh chùa chốn non cao, tận hưởng không khí mát mẻ, thưởng ngoạn phong cảnh kỳ ảo ở các vồ, điện gắn liền với nhiều giai thoại của núi Cấm.

5. Chùa Phật Lớn – Núi Cấm – An Giang


Chùa Phật Lớn thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên đỉnh Núi Cấm ở độ cao 535m so với mặt nước biển, về hướng Tây Nam của hồ Thủy Liêm. Hiện Chùa sở hữu kỷ lục: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam. Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6m, diện tích bệ 27x27m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc.

Hòa quyện với tất cả mọi thứ, quang cảnh, kiến trúc chùa Vạn Linh và Chùa Phật Lớn nổi lên uy nghi, trang nghiêm, xứng đáng trở thành “Trung tâm hành hương và du lịch tham quan” khu vực Bảy Núi.

6. Chùa Tà Pạ – Tri Tôn – An Giang


Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất. Nhìn từ trên cao xuống là những cánh đồng An Giang xanh ngắt một dải. Chùa được bao quanh bởi núi rừng nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến lạ. Chùa có kiến trúc mang đậm nét văn hóa đặc sắc của Phật giáo nam tông Khmer, uy nghi, mang tính nghệ thuật cao. Vánh tường, nền lót gạch, mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ rất ấn tượng.

7. Chùa Vĩnh Tràng – Mỹ Tho – Tiền Giang


Tọa lạc trong một khuôn viên đẹp, đầy vẻ uy nghiêm, trầm mặc và linh thiêng trên đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa đẹp nhất ở Tiền Giang.

Chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự, giống như các chùa của ngưới Hoa, nhưng chùa Vĩnh Tràng có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt theo phong cách Pháp, nền lót gạch men Nhật Bản. Riêng chữ Hán được viết theo kiểu chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích. Nhìn tổng quan bên ngoài, kiến trúc chùa là sự giao thoa giữa Á và Âu một cách lạ mắt nhưng hài hòa. Nét độc đáo của chùa là ghép các mảnh sành sứ tạo nên bức tranh nghệ thuật hài hòa, minh họa sự tích nhà Phật tại hai cổng Tam Quan.

8. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – Tiền Giang


Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu một vẻ đẹp trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thiền viện có kiến trúc độc đáo, hiếm có nhất tại Việt Nam. Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.

9. Chùa Phật Ngọc Xá Lợi – Vĩnh Long


Chùa Phật Ngọc Xá Lợi tọa lạc tại ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Ngãi, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long là một trong những ngôi chùa thiêng liêng và lớn nhất ở Vĩnh Long.  Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long có kiến trúc nghệ thuật tinh xảo, mang đậm nét tâm linh kết hợp với kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt, nổi bật giữa ngôi chùa là tượng đài Đức Quán Thế Âm với chiều cao 32m và Bảo tháp cao 45m. Không gian uy nghiêm cùng kiến trúc độc đáo nhất định sẽ khiến bạn phải trầm trồ khi chứng kiến tận mắt.

10. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Cần Thơ


Thiền viện trúc lâm Phương Nam tọa lạc tại địa phận ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam có ngôi chánh điện, nhà thờ Tổ được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Lý – Trần. Khuôn viên Thiền viện được bài trí cân đối và hài hòa như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, … tạo nên một khung cảnh tĩnh mịch, thư thái cho những ai muốn dạo bước tham quan.

11. Chùa Âng – Trà Vinh


Chùa Angko-rajaborey hay còn gọi là chùa Âng nằm ở tại Phường 8, thành phố Trà Vinh. Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa này đã được xây dựng cách đây khoảng 10 thế kỷ, là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Trà Vinh. Trải qua nhiều cuộc trùng tu và sửa chữa, chùa Âng vẫn giữ được vẻ đẹp và linh hồn riêng của đồng bào Khmer.

Chùa Âng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên cùng với nghệ thuật tarng trí hình ảnh, cảnh trí sắc xảo, tiêu biểu của văn hóa khmer, mang đậm dấu ấn, màu sắc của văn hóa ĂngKor. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp thanh tịnh, một không khí trong lành làm say lòng khách thập phương khi đến viếng thăm chùa.

12. Chùa Hang (Trà Vinh)

Chùa Hang, tiếng Khmer gọi là Kompông Chrây tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, cách trung tâm thành phố Trà Vinh hơn 5 km về hướng nam, theo quốc lộ 54. Dân gian thường gọi đây là chùa Hang vì cổng phụ của ngôi chùa được xây theo kiểu mái vòm nhìn giống như cái hang.

Chùa Hang không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, mà còn bởi sự độc đáo của sân chim và những tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ do chính những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các vị sư nghệ nhân của nhà chùa kỳ công sáng tạo.

13. Chùa Dơi – Sóc Trăng


Chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup) nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng gắn với quần thể kiến trúc tiêu biểu về tín ngưỡng của dân tộc Khmer. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa

14. Chùa Kh’leang – Sóc Trăng


Chùa Kh’Leang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Miền Tây Nam Bộ được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m. Phong cách kiến trúc – điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt. Khuôn viên chùa rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.

15. Chùa Chén Kiểu – Sóc Trăng


Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ do người dân đóng góp trong quá trình xây dựng chùa, nhìn rất lạ mắt nhưng vô cùng thẩm mỹ.

16. Chùa Somrong – Sóc Trăng

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Kiến trúc chùa được trang trí với những màu tươi tắn, sặc sỡ, vừa hiện đại nhưng cũng vừa thấm đượm màu sắc truyền thống của đồng bào Khmer. Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Bảo Tháp và Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất.

17. Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng


Chùa Phật Học 2 hay còn gọi là Chùa Quan Âm Linh Ứng tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa Phật Học 2 nổi tiếng bởi quanh năm không đốt vàng mã, có diện tích rộng nhất tỉnh Sóc Trăng. Chùa được xây dựng khang trang, nhiều cảnh quan kỳ thú được thiết kế rất công phu mang đầy tính nghệ thuật điêu khắc. Đây quả là điểm đến rất thú vị cho phật tử và du khách. Vãn cảnh chùa Phật học 2, du khách sẽ được ngắm những bức tượng Phật Thích Ca, Phật Như Lai, Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm… được thiết kế khổ lớn với những tiểu tiết hoa văn độc đáo. Trên chiếc ao to rộng được bố trí tại trung tâm chùa, du khách có thể nhìn ngắm chiếc thuyền bát Nhã uy thiêng như một điểm nhấn tiêu biểu của công trình.

18. Quan Âm Phật Đài – Mẹ Nam Hải – Bạc Liêu


>>> Xem ngay: Khách sạn Bạc Liêu

Quan Âm Phật Đài – Mẹ Nam Hải tọa lạc tại khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, cách thành phố Bạc Liêu 8 km. Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được xây dựng từ năm 1973 và hoàn thành vào đầu năm 1975. Tượng cao 11m, đứng uy nghi giữa một khoảng không gian thoáng đãng hướng nhìn ra biển Đông.Với nét mềm mại, thánh thiện, phúc hậu tạo cho du khách cảm giác ấm áp, bình yên khi được chiêm ngưỡng. Đứng trước tượng Phật Bà thắp hương thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình, người thân, du khách sẽ thấy tâm hồn mình an nhiên, thanh thản, mọi lo âu buồn phiền như tan biến.

19. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu


Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là “sông sâu” (Kouphir Sakor Prekchrou) nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 7km về phía Đông Nam, thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Không chỉ là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, Chùa Xiêm Cán còn từng là cơ sở cách mạng trong những năm tháng chiến tranh. Trải qua hơn một thế kỷ, chùa Xiêm Cán dù đã nhiều lần trùng tu nhưng luôn giữ được vẻ nguy nghiêm, sừng sững với thời gian. Hiện chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

20. Chùa Ghositaram – Bạc Liêu


Chùa Ghositaram tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, loài cây gắn liền với đồng bào dân tộc Khmer. Toàn bộ công trình được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer cổ kính kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại. Ngôi chánh điện của chùa Ghositaram được xem là lớn nhất Việt Nam. Phải mất tới 10 năm, người ta mới hoàn thành việc xây dựng ngôi chùa.  Riêng phần hoa văn trang trí, nghệ nhân Danh Sà Rinh đã mất 4 năm để hoàn tất.

Du lịch Miền Tây, đi chùa không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Với hình ảnh Đức Phật từ bi, thập phương bá tánh có thể lắng lòng, tiếp xúc với sự thiện lành để sửa đổi bản thân, phục thiện hoặc sống tốt hơn.

21. Chùa Tôn Thạnh – Long An

>>> Xem thêm: Khách sạn ở Long An

Chùa Tôn Thạnh tọa lạc tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học. Chùa Tôn Thạnh được biết đến nhiều nhờ gắn liền với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã có thời gian đến lưu trú tại chùa từ năm 1859 đến 1861. Tại đây, ông đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và hoàn thành áng thơ Lục Vân Tiên bất hủ, còn lưu truyền mãi mãi đến mai sau.

Ghé thăm chùa Tôn Thạnh, về lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây để viết nên những áng văn tuyệt tác, chắc hẳn chuyến tham quan của du khách sẽ rất thú vị và ý nghĩa.

22. Chùa Sắc Tứ Tam Bảo – Rạch Giá – Kiên Giang


Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ kính tọa lạc trên đường Sư Thiện Ân ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1998. Chùa có lối kiến trúc tổng thể độc đáo, bố cục gọn gàng, kết hợp hài hòa các chất liệu gạch, gỗ, đá đến nay vẫn còn lưu giữ những nét kiến trúc cổ và nhiều tượng Phật quý. Chùa được vua Gia Long ban sắc phong, cũng là nơi hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Rạch Giá trước năm 1945. Nơi đây ra đời của “Tạp chí Tiến hoá” một trong những tờ báo tiên phong của phong trào cách mạng Việt Nam. Chùa còn là một trong những nơi sản xuất và cất dấu vũ khí cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Chùa được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang. Vì vậy, khi nhắc đến những ngôi chùa tiêu biểu nhất của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, không ai không biết đến chùa Tam Bảo – Rạch Giá.

23. Chùa Phù Dung – Hà Tiên


Chùa Phù Dung còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng do Tổng trấn Mạc Thiên Tích dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng Ái Cơ Phù Cừ sớm kệ chiều kinh tu hành. Không chỉ là một nơi du lịch tâm linh, mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính trầm mặc hài hòa với thiên nhiên cùng những chuyện huyền bí, linh thiêng…

Trong lĩnh vực hoạt động du lịch, cũng rất nhiều công ty nắm bắt được nhu cầu, thị yếu của du khách về Tâm Linh, đã mở ra rất nhiều sản phẩm tour văn hóa tâm linh phục vụ Phật Tử và du khách thập phương. Nhưng không phải Công Ty nào cũng hiểu rõ được nhu cầu Tâm Linh và Vai trò của Tâm Linh trong đời sống, có nguồn lực đủ kiến thức và am hiểu “Phật Pháp Thâm Thúy”. Chính vì vậy nếu quý khách có nhu cầu hành hương chiêm bái các chùa tại Miền Tây để cầu tài, cầu bình an, sức khỏe và vãn cảnh thiên nhiên yên bình nơi chốn tâm Linh, hướng thiện thì hãy liên hệ với Thám hiểm Mekong là đơn vị chuyên tổ chức các tour Miền Tây tâm linh uy tín hàng đầu. Chắc chắc các bạn sẽ có một chuyến đi tuyệt vời ngoài mong đợi.


Tour du lịch liên quan

21% Tour Cái Bè - Cần Thơ  2 Ngày 1 Đêm

Cần Thơ

Tour Cái Bè - Cần Thơ 2 Ngày 1 Đêm

20% Tour Châu Đốc 2 Ngày 1 Đêm Khám Phá Miền Tây

An Giang

Tour Châu Đốc 2 Ngày 1 Đêm Khám Phá Miền Tây

20% Tour HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ 2 Ngày 1 Đêm Khám Phá Miền Tây

Cần Thơ

Tour HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ 2 Ngày 1 Đêm Khám Phá Miền Tây

Khách sạn được ưa thích ở Quảng Ngãi Xem tất cả

Mường Thanh Holiday Lý Sơn

Khách sạn
An Vĩnh, Lý Sơn
Cách Cổng Tò Vò 2.7km

Khải Hoàn Lý Sơn Hotel

Khách sạn - Gần biển
An Vĩnh, Lý Sơn
Cách Cổng Tò Vò 800m

400,000₫

Luxury Hotel Quảng Ngãi

Khách sạn - Gần trung tâm
Lê Hồng Phong, Quảng Ngãi

450,000₫

Hùng Vương Hotel Quảng Ngãi

Khách sạn - Gần trung tâm
Trần Hưng Đạo, Quảng Ngãi

700,000₫

Central Hotel Quảng Ngãi

Đánh giá 8.2
Khách sạn
Chánh Lộ, Quảng Ngãi

Hưng Thịnh Hotel Lý Sơn

Khách sạn
An Vĩnh, Lý Sơn
Cách Cổng Tò Vò 2.4km