Cẩm nang du lịch làng nổi Tân Lập từ A đến Z mới nhất

Cẩm nang du lịch làng nổi Tân Lập từ A đến Z mới nhất

Mục lục

Mục lục

1. Giới thiệu chung về làng nổi Tân Lập

Làng Nổi Tân Lập trước kia là một vùng đất quanh năm ngập nước, dân quen sống chung với lũ và xây nhà ở trên những gò cao lêu khêu, cứ mỗi lần nước dâng là sàn nhà cũng được nâng lên theo mực nước, dần dà người ta quen gọi nôm na là “ làng nổi”. Ngày nay, nơi này không còn cư dân sinh sống kể từ khi nhà nước có dự án phát triển thành khu du lịch sinh thái.

Khách du lịch sẽ đi tham quan trên tuyến đường xuyên rừng dài đến 5km, hoặc là xuôi dòng theo những con ghe trên dòng kênh Rạch Rừng và sông Vàm Cỏ Tây, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên rừng tràm. Bên trong làng nổi Tân Lập không chỉ có rừng tràm, hệ động thực vật phong phú mà còn có khả khu bảo tồn tự nhiên, khu lâm viên, khu di trú động vật hoang dã, khu bến thuyền,vv… Đó là lý do khi dành 1 ngày du lịch làng nổi Tân Lập, bạn sẽ không hề thấy nhàm chán mà ngược lại còn có rất nhiều thứ đáng để khám phá.

2. Làng nổi Tân Lập ở đâu?

Nằm tọa lạc trên quốc lộ 62, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, thuộc trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, cách biên giới Campuchia hơn 15km về phía Nam, Làng nổi Tân Lập có diện tích rộng lên tới 135 ha và vùng đệm có diện tích rộng khoảng 500 ha đang được quy hoạch tập trung cho việc khai thác tất cả các hạng mục cần thiết phục vụ cho nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.

- Hướng dẫn đường đi tới làng nổi Tân Lập

Cách Sài Gòn chỉ có 100km, một khoảng cách không quá xa để bạn có nhiều sự lựa chọn về phương tiện đi lại.

- Phượt làng nổi Tân lập bằng xe máy

Với khoảng cách 100 cây số, nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhanh sẽ mất khoảng 2,5 tiếng đồng hồ. Dưới đây là sơ đồ di chuyển dành cho xe máy, và đây cũng đồng thời là tuyến đi dễ và nhanh nhất:

  • Từ Quốc Lộ 1A - chạy về hướng miền Tây - qua cầu Tân An đến quốc lộ 62 rẽ phải - đi thêm tầm 60km nữa sẽ thấy làng nổi Tân lập nằm ngay ở bên trái.
  • Hoặc bạn có thể đi theo tuyến trong, từ quốc lộ 22 kể từ ngã tư An Sương đi theo tuyến đường Nguyễn Văn Bứa - DT824 - QLN2 - QL62. Tuyến đường này ít xe lớn, rất lý tưởng để dừng lại chụp hình, ngắm cảnh nhưng riêng đoạn DT824 đang trong quá trình thi công nên khá nhiều bụi bặm, ổ gà.
  • Còn nếu di chuyển bằng xe máy sẽ nhanh hơn, bạn nên di chuyển vào làn đường cao tốc HCM - Trung Lương, qua sông Vàm Cỏ Tây đến quốc lộ 62 thì rẽ phải, đi tiếp là sẽ thấy làng nổi Tân Lập.

- Du lịch làng nổi Tân Lập bằng xe bus

  • Từ Sài Gòn, nếu muốn bắt xe đi làng nổi thì ra bến xe Chợ lớn, đón xe số 628 về bến xe Tân An. Xe có chuyến mỗi ngày, cứ cách 15 phút lại có 1 chuyến nên đi thoải mái, tuyến cuối cùng về Sài Gòn tầm 7h tối.
  • Từ bến xe Tân An, đón tiếp tuyến Tân Hưng - Tân An, đến cổng vào khu du lịch sinh thái Tân Lập đi thêm 1 tiếng rưỡi nữa là tới. Bạn cũng nên nhớ tuyến cùng cùng từ Tân Hưng - Mộc Hóa về lại Tân An là 3 rưỡi chiều. Đối với xe bus 628 là 14k, xe Tân Hưng - Tân An là 30k.

Chi phí tương đối rẻ nhưng đi xe buýt không thuận tiện lắm cho chuyến đi, bạn phải bắt đến 2 - 3 chuyến mới tới nơi, thời gian đi không linh động theo lịch trình.

Nếu bạn đang có kế hoạch đến nơi đây để chiêm ngưỡng khám phá bạn có thể liên hệ ngay Vietgoing 0931 666 900 để được tư vấn và đặt phòng nhanh nhất, bên cạnh đó bạn cũng có thể truy cập ngay khách sạn Long An để lựa chọn cho mình điểm nghỉ chân lý tưởng nhất nhé!

3. Đi làng nổi Tân Lập mùa nào để có bức ảnh check-in ấn tượng

Tân Lập là một khu du lịch sinh thái rừng ngập nước, bao bọc bởi hệ rừng tràm xanh mướt, trải dài nên bạn có thể đi vào mùa nào cũng được. Tuy nhiên, để có những bức ảnh thật lung linh thì hãy đến làng nổi Tân Lập đúng mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, bởi lúc đó, các loài động vật, thực vật phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Nước lũ về, nhiều loài chim cũng bây về đây làm tổ tìm nguồn thức thức chính là cá.

Vào mùa nước nổi, đồng ruộng xung quanh ngập chìm trong nước. Đứng trên cao nhìn xuống, Làng Nổi Tân Lập tựa những chiếc bè xanh khổng lồ nổi bấp bênh trông như một quần đảo xanh thẳm giữa biển nước trắng xóa. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với một môi trường xanh vô cùng sống động về một hệ sinh thái rừng ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười.

Bạn sẽ có dịp được ngắm một miền Tây thu nhỏ giữa lòng Long An, đó chính là làng nổi Tân Lập. Nếu bạn vào thời điểm trái mùa thì sẽ bỏ lỡ một số đặc trưng của vùng đất này.

4. Kinh nghiệm khám phá làng nổi Tân Lập: Chơi gì? Giá vé như thế nào?

- Đến làng nổi Tân Lập chơi gì?

Khám phá rừng tràm bí ẩn tại Tân Lập

Là loại cây đặc trưng của làng nổi Tân Lập, rừng tràm có thể coi là địa điểm thú vị, ấn tượng nhất của Tân Lập bởi nét đẹp hoang sơ mà nó có được trong mình vẫn còn nguyên vẹn theo năm tháng.

Cung đường dài 5km đi xuyên rừng tràm là điều khiến du khách cảm thấy vô cùng ấn tượng bởi sự hoang sơ nhưng lại là địa điểm check-in làng nổi Tân Lập không thể bỏ lỡ. Chính không gian tĩnh lặng, âm u của rừng tràm, cùng với sự sáng tạo độc lạ của nhiều bạn trẻ đã “hô biến” nơi này trở thành “thánh địa sống ảo” được mọi người yêu thích.

- Tháp quan sát 38m

Với chiều cao 38 mét, tháp quan sát nằm giữa trung tâm rừng tràm, nơi mà mọi lúc, bạn đều có thể tận hưởng làn gió mát lạnh, phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh rừng tràm và khu du lịch Làng nổi Tân Lập, ngắm nhìn cả khu vực rừng rộng lớn, kỳ vĩ. Phía xa hơn là vùng đồng bằng – đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Nếu đi vào mùa nước nổi, bạn sẽ thấy một cánh đồng nước trắng xóa, mênh mông với những đầm Sen và Súng đan xen, vô cùng tuyệt đẹp. Lúc mùa nước đi qua, khi đứng trên tháp quan sát, trước mắt các bạn là những cánh đồng lúa xanh hoặc chín vàng trải rộng tận cuối đường chân trời.

- Đảo thuần dưỡng chim

Đảo thuần dưỡng chim tách biệt, nằm sâu bên trong trung tâm rừng tràm, được chuyên gia chăm sóc và thuần dưỡng chim giàu kinh nghiệm kiến tạo thành một môi trường sống dưới nước nhiều cá và cây xanh trên đảo phù hợp, để dẫn dụ nhiều loại chim và cò trong tự nhiên quy tụ về đây sinh sôi nẩy nở và kết thành bầy đàn lớn.

Để đi được vào khu này, nhân viên phải đưa du khách vào bằng tàu máy hoặc ngồi trên xuồng chèo ba lá, len qua con rạch nhỏ,vào trong rừng tràm. Sau đó du khách thả bộ trên cây cầu tràm dài 100 mét để thư giản & sống ảo qua những bức ảnh tuyệt đẹp. Khung cảnh hai bên lối vào được bao bọc bởi những tán tràm rợp mát & tán dây leo, đặc biệt có giống lúa Ma cực kì quý hiếm cũng đang được bảo tồn rất thành công tại khu vực xung quanh nơi này.

- Cảnh quan cầu chữ X 

Là hai cung đường đan xen nhau, băng qua cánh đồng Súng rộng lớn, chúng gặp và giao nhau tạo thành hình chữ X & Y vô cùng ấn tượng. Đây được xem như là một trong những cảnh quan đẹp nhất của khu du lịch Làng Nổi Tân Lập. Địa điểm này được nhiều đôi uyên ương chọn làm tiêu đề chính cho bộ ảnh cưới tuyệt đẹp trong ngày trọng đại của mình.

- Hồ Bán nguyệt

Hồ Bán Nguyệt là nơi để du khách tìm đến để thỏa mãn niềm đam mê yêu thích sự phiêu lưu & phong cảnh hoang sơ. Hồ có diện tích khoảng 22.000 m2, uốn lượn theo hình bán nguyệt rất ấn tượng với mặt nước phẳng lặng và trong xanh. Giữa lòng hồ là một cồn đất dài và hẹp bị nhiễm phèn trơ trọi, chính điểm vô tình này đã tạo nên một “tiểu sa mạc” đối lập với vùng nước mênh mông , trông rất lạ mắt. Cồn đất nơi đây đang được tích cực cải tạo để trồng các loại cây chịu phèn và dự kiến nuôi cả thú rừng trong tương lại.

Do địa điểm khá xa trung tâm nên hầu như khách đến làng nổi Tân Lập đều không đủ kiên nhẫn và dẻo dai để đến địa điểm này. Nhưng nếu bạn bỏ công sức đi hồ Bán nguyệt sẽ là một trãi nghiệm vô cùng thú vị cho sự chinh phục. Các bạn lưu ý do vị trí còn quá hoang sơ cho nên du khách cẩn thận không chọc phá các tổ ong & không được tắm ở hồ vì nước rất sâu.

- Giá vé tham quan làng nổi Tân Lập

Giá vé tham quan ở đây là 180.000 đồng. Tuy nhiên, nếu đến đây vào buổi sáng, bạn bắt buộc phải mua vé bao gồm buffet ăn trưa và vé tham quan với giá 350.000 đồng.

BẢNG GIÁ THAM QUAN RIÊNG
STT Loại vé Giá tiền
1 Vé tham quan rừng tràm 55.000đ/người
2 Vé tham quan bằng xuồng 35.000đ/người
3 Ăn - uống tại Tân Lập (du khách có thể tự túc) Dao động từ 100 - 300.000đ/người
4 Nghỉ ngơi võng 10k/võng (Cọc 100k)

5. Đến làng nổi Tân Lập, Long An ăn gì?

Là một khu du lịch hoang sơ, chưa thực sự được đầu tư du lịch nên ẩm thực Làng nổi Tân Lập khá đơn giản, ít lựa chọn. Tuy vậy ở đây vẫn có phục vụ một số các món ăn mang phong cách dân dã, là đặc sản của vùng quê sông nước.

- Ốc nướng tiêu xanh

Thịt ốc giòn dai hòa cùng nước ốc đậm đà, thơm lừng mùi tiêu xanh, chấm với nước mắm chua ngọt để món ăn trở nên tròn vị hơn.

- Bún xiêm lo

Vùng đất Mộc Hóa nổi tiếng với món bún xiêm lo đậm màu vàng nghệ, thơm ngọt vị cá. Người ta kết hợp bún với nước dùng, cá lóc xé nạc hoặc quết nhuyễn, đầu cá, da heo xắt miếng, giá sống, rau tai tượng xắt nhỏ…

- Chuột chiên nước mắm

Chuột chiên nước mắm là món ăn tuy có mùi vị hơi nồng nhưng lại được nhiều thực khách thích thú với mùi vị đậm đà, khiêu khích vị giác của người ăn. Món ăn được chế biến từ chuột đồng, thui sau đó ướp gia vị, chiên trong chảo dầu.

- Gỏi xoài khô cá lóc

Món gỏi này được người dân và du khách ưa chuộng bợi sự kết hợp mùi vị độc đáo, vị chua chua của xoài cùng cá lóc thơm ngon được nướng giòn.

- Lẩu mắm miền Tây

Là món lẩu đặc trưng của miền Tây sông nước. Món ăn kết hợp giữa cá linh (cá xuất hiện mùa nước nổi) cùng các loại rau như bông điên điển, bông súng và không thể thiếu các loại mắm cá.

6. Một số các lưu ý khi du lịch làng nổi Tân Lập

  • Nếu muốn dựng lều ở qua đêm nên có sự đồng ý trước bên phía quản lý.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc muỗi vì bạn đi vào rừng tràm.
  • Nên mang theo đồ ăn chín hay trái cây… để tránh nấu nướng, chế biến do khu du lịch kiểm soát khá chặt chẽ.
  • Đặc biệt, mùa đẹp nhất của làng nổi Tân Lập là mùa lũ nên nếu muốn có chuyến đi không mất công, nên liên hệ trước KDL để tìm hiểu về mực nước và các điểm dừng chân.

Các địa điểm du lịch trong bài viết